Kiểm định máy đo tiêu cự | 5 nội dung cần lưu ý
Nội dung bài viết
1. Máy đo tiêu cự là gì?
Máy đo tiêu cự hay Phương tiện đo tiêu cự kính mắt là phương tiện đo các trị số của thấu kính và lăng kính của mắt kính cầu và mắt kính loạn, để đánh dấu mắt kính chưa cắt và kiểm tra độ chính xác việc lắp mắt kính vào gọng kính.
Máy đo tiêu cự bắt buộc phải kiểm định theo quy định
✍ Xem thêm: Kiểm định dao mổ điện | Quy trình kiểm định cần lưu ý
2. Kiểm định máy đo tiêu cự có bắt buộc không?
Máy đo tiêu cự kính mắt là phương tiện đo lường nhóm 2 theo Thông tư Số: 07/2019/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Khi đưa vào sử dung, bắt buộc phải kiểm định máy đo tiêu cự kính mắt.
3. Quy trình kiểm định máy đo tiêu cự
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây: Kiểm tra bằng mắt thường để xác định sự phù hợp của phương tiện đo tiêu cự kính mắt với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, ký, nhãn hiệu và các phụ kiện kèm theo.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra phạm vi đo trị số thấu kính.
- Kiểm tra phạm vi đo trị số lăng kính.
- Kiểm tra phạm vi đo trục loạn.
- Đối với phương tiện đo tiêu cự kính mắt hiển thị tương tự, thang đo điốp có giá trị độ chia lớn nhất là 0,25D, thang đo trục loạn là 5o , thang đo lăng kính là 1,0 ∆.
- Đối với phương tiện đo tiêu cự kính mắt hiển thị số trongdải đo từ -10 D đến +10 D có giá trị độ chia lớn nhất là 0,125D.
- Phương tiện đo tiêu cự kính mắt đo được mắt kính có đường kính đến 80 mm và độ dày đến 20 mm.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Phương tiện đo tiêu cự kính mắt được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
Trị số thấu kính và lăng kính được hiển thị và phù hợp vạch xanh thủy ngân (Hg) λe = 546.07 nm hoặc vạch màu vàng (He) λd = 587.56 nm.
3 bước trong quy trình kiểm định máy đo tiêu cự
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế | 4 nội dung cần biết
4. Quy định về thời gian kiểm định máy đo tiêu cự
Cần kiểm định máy đo tiêu cự mắt trong 3 trường hợp: Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng; kiểm định định kỳ; kiểm định sau sửa chữa.
Chu kỳ kiểm định định kỳ của phương tiện đo tiêu cự mắt kính và phương tiện đo độ khúc xạ mắt là 12 tháng.
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn tủ lạnh âm sâu | Chính xác – An toàn
5. Kết quả kiểm định phương tiện đo tiêu cự
Phương tiện đo tiêu cự kính mắt sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định. Nếu Phương tiện đo tiêu cự mắt kính sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
Trên đây là nội dung về Kiểm định máy đo tiêu cự, nếu bạn có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm thông tin về dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 24/7 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn một cách nhanh nhất.