An toàn hóa chất là gì? Xử lý tình huống tại nạn hóa chất
Nội dung bài viết
1. An toàn hóa chất là gì?
An toàn hóa chất là một hệ thống các biện pháp và quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và xử lý các chất hóa học một cách an toàn. Mục tiêu của an toàn hóa chất là bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm và ngăn ngừa các sự cố, tai nạn liên quan đến chất hóa học.
An toàn hóa chất là một hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy hóa chất | Từ đánh giá đến cấp giấy chứng nhận
2. Vì sao cần đảm bảo an toàn hóa chất
Cần đảm bảo an toàn hóa chất vì những lý do quan trọng sau đây:
Bảo vệ sức khỏe con người: Sử dụng các chất hóa học không an toàn có thể gây hại cho sức khỏe của con người, gây cháy nổ, gây ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Việc tuân thủ các quy tắc và quy định an toàn hóa chất giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe của người lao động và cộng đồng.
Bảo vệ môi trường: Các chất hóa học không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đất, nước, không khí và các sinh vật sống. Đảm bảo an toàn hóa chất giúp ngăn chặn sự cố gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái.
Ngăn ngừa sự cố và tai nạn: Làm việc với các chất hóa học không an toàn luôn tiềm ẩn các nguy cơ không thể lường trước. Do đó, việc tuân thủ quy tắc an toàn hóa chất là rất quan trọng.
Tăng hiệu quả và năng suất công việc: Một môi trường làm việc an toàn và chú trọng đến an toàn hóa chất giúp tăng cường hiệu suất và năng suất công việc. Khi người lao động được đào tạo về an toàn hóa chất và có kiến thức về cách làm việc an toàn với chất hóa học, họ cảm thấy tự tin hơn và có khả năng làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn và sự cố.
3. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn hóa chất
- Luôn trang bị đầy đủ quần áo, thiết bị bảo hộ khi làm việc. Loại bỏ những bộ đã bị hư hỏng, rách để đảm bảo khả năng bảo vệ tối đa;
- Có kế hoạch cẩn thận trước khi vào làm việc với hóa chất. Đưa ra giả thiết về các tình huống xấu có thể xảy ra và hướng giải quyết;
- Tuân thủ một cách nghiêm túc các thủ tục, nghị định đã được ban hành và thực hiện công việc theo nghiệp vụ đã được đào tạo;
- Trang bị kiến thức về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp (hỏa hoạn, sự có rò rỉ, sơ tán, báo cáo khẩn...);
- Các thùng chứa hóa chất phải được phân loại và dán nhãn cụ thể. Xử lý ngay khi phát hiện nhãn dán bị mờ, rách hoặc thùng chứa bị hỏng;
- Không sử dụng các loại hóa chất không được dán nhãn hoặc đựng trong thùng đựng;
- Lưu trữ tài liệu theo phân loại phù hợp và ở nới thoáng mát, khô ráo;
- Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn MSDS trước khi sử dụng bất kì vật liệu nào để đảm bảo an toàn;
- Sử dụng đúng mục đích của hóa chất, đúng liệu lượng và HDSD trên bao bì;
- Luôn đọc nhãn mác và bảng dữ liệu MSDS để nắm được các tính chất nguy hiểm của hóa chất và nguyên liệu;
- Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường làm việc. Làm sạch ngay bằng xà phòng và nước sau khi làm việc với hóa chất. Vệ sinh bề mặt khu vực làm việc ít nhất 1 lần trong ca làm để giảm khả năng ô nhiễm;
- Không ăn uống khi làm việc với hóa chất. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì không được sờ, sử dụng mỹ phẩm hay kính áp tròng.
Có 12 nguyên tắc cơ bản về đảm bảo an toàn hóa chất
✍ Xem thêm: Hóa chất là gì? Vai trò, sự nguy hiểm của chúng
4. Tình huống tại nạn hóa chất và cách xử lý trong thực tế
4.1 Ngạt khí khi hít phải hóa chất
Nếu thấy có người bị khó thở, chóng mặt, buồn nôn hoặc nếu bạn nhìn thấy, ngửi thấy hoặc nhận thấy có hóa chất, thì ngay lập tức phải:
a. Di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi làm việc hoặc nhà máy để họ có không gian thoáng để thở. Phải đảm bảo nơi làm việc của bạn có kế hoạch xử lý tình huống nếu như nạn nhân không thể di chuyển hoặc bị bất tỉnh.
b. Giúp người bị nạn lấy lại sự bình tĩnh và sự thoải mái.
c. Cho họ thở oxy nếu nạn nhân hít phải loại hóa chất:
- gây bệnh hen suyễn như isocyanate và thuốc nhuộm.
- khiến phổi bị ứ dịch (bệnh phù phổi) như khí amoniac và clo.
- làm giảm lượng oxy trong không khí như metan, nitơ.
- làm giảm oxy trong máu như khí carbon monoxide và methylene chloride.
- khiến cơ thể khó lưu thông oxy như cyanide/xyannua và hydrogen sulfide/hyđrô sunfua.
c. Đưa nạn nhân đến phòng y tế, kể cả khi họ cảm thấy đỡ hơn.
d. Nếu nạn nhân ngừng thở thì cần phải hô hấp nhân tạo (hô hấp bằng miệng). Khi đó, bạn cần phải chắc rằng đã được tập huấn về cách hô hấp nhân tạo.
Ngạt khí hóa chất
✍ Xem thêm: Khóa đào tạo an toàn hóa chất | Những thông tin quan trọng cần biết
4.2 Khi bị hóa chất dây và da và mắt
Tất cả các nơi làm việc sử dụng hóa chất cần được trang bị vòi hoa sen giật toàn thân khẩn cấp và khu vực rửa mắt khẩn cấp với đủ lượng nước chảy liên tục tối thiểu trong 15 phút. Điều quan trọng nhất là người lao động cần được tập huấn về cách sơ cấp cứu ban đầu với loại hóa chất mà họ tiếp xúc trong công việc.
Khi hóa chất dây vào da:
- Rửa trôi hóa chất ngay lập tức bằng nhiều nước, xả nước ít nhất trong 15 phút. Việc rửa hóa chất càng sớm và xả nước càng lâu thì càng hạn chế được tác hại của hóa chất.
- Với hóa chất dễ bắt lửa hoặc dễ hấp thụ qua da thì phải rửa trong thời gian lâu hơn, từ 30 phút đến 1 tiếng.
- Sau khi rửa hóa chất, hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc phòng khám, kể cả khi không có dấu hiệu thương tổn. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp thông tin về hóa chất cho bác sĩ.
- Bị bỏng HF (hydrofluoric acid) cần phải được xử lý bằng calcium gluconate.
Khi hóa chất dây vào mắt:
- Bình tĩnh.
- Rửa sạch mắt ngay lập tức. Sử dụng thật nhiều nước để rửa ít nhất trong 15 phút.
- Nếu bạn có vòi rửa mắt khẩn cấp, hãy mở vòi và dùng ngón tay giữ mi mắt mở khi bạn rửa mắt.
- Nếu như phải dùng tay để lấy nước rửa mắt, hãy giữ cho mắt luôn mở khi hất nước vào mắt. Nhờ người giúp để giữ mắt luôn được mở khi rửa.
- Nếu bạn không thể đứng được, hãy nhờ người đổ nước vào mắt bạn. Nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng, hãy nghiêng đầu để nước chảy từ sống mũi, qua mắt và về phía tai. Đừng để nước chảy từ mắt này sang mắt kia. Nếu cả hai mắt bị dây hóa chất, nằm xuống và ngửa đầu về phái sau, trong khi nước được đổ và chảy từ sống mũi xuống hai mắt.
- Đến gặp nhân viên y tế càng sớm càng tốt.
Hóa chất dây vào da và mắt
4.3 Khi bị hóa chất dây vào miệng
- Giúp nạn nhân bình tĩnh.
- Tìm kiếm nhãn mác hoặc bất cứ thông tin gì về loại hóa chất gây ra tai nạn. Thông thường nhãn mác đều có hướng dẫn sơ cấp cứu khi nuốt phải hóa chất. Do đó, bạn sẽ biết mình có cần làm cho nạn nhân nôn ra hay không. Thực hiện theo chỉ dẫn là điều rất quan trọng.
- Trên nhãn dán có chứa thông tin về thuốc giải độc nếu nuốt phải hóa chất. Nếu bạn có sẵn loại thuốc này thì hãy cho nạn nhân uống.
- Than hoạt tính là một phương pháp điều trị phổ biến và tốn ít chi phí để chữa trị cho người bị nhiễm độc. Trừ phi nhãn mác hoặc phiếu chỉ dẫn an toàn hóa chất không có thông tin về thuốc giải độc, bạn có thể dùng than hoạt tính cho nạn nhân.
- Nếu nhãn mác không có thông tin về thuốc giải độc thì bạn có thể cho nạn nhân uống một cốc nước hoặc cốc sữa nhưng không nên để nạn nhân uống quá nhiều.
- nhất là sau khi thực hiện hướng dẫn sơ cấp cứu được ghi trên nhãn mác thì hãy nhanh chóng đưa nạn nhân tới phòng khám c bệnh viện. Khi đó hãy mang theo tên, nhãn mác hoặc bất kì thông tin gì về hóa chất gây ra tai nạn.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh bị nghẹt thở khi bị nôn. Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân và nhanh chóng đưa họ đến phòng khám.
Hóa chất dây vào miệng
✍ Xem thêm: An toàn điện là gì? Các quy tắc quan trọng đảm bảo an toàn điện
✍ Xem thêm: An toàn lao động trong xây dựng là gì?
✍ Xem thêm: An toàn lao động là gì?
✍ Xem thêm: An toàn máy móc thiết bị | những nội dung cần lưu ý
Trên đây là những nội dung về an toàn hóa chất. Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn dịch vụ đào tạo an toàn lao động từ nhóm 1 đến nhóm 6 vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Vinacontrol qua số hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn 1 cách nhanh chóng nhất.