Giỏ hàng

An toàn lao động là gì? 10 lưu ý quan trọng cần biết

Nội dung bài viết

    Trong môi trường làm việc, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của nhà tuyển dụng mà còn là quyền lợi cơ bản của mỗi người lao động. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn tìm hiểu về An toàn lao động là gì? và những lưu ý quan trọng trong luật vệ sinh, an toàn lao động 2015.

     

    1. An toàn lao động là gì?

    An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

    Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

    Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

    An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

    an-toan-lao-dong-la-gi

    An toàn, vệ sinh lao động là giải pháp để bảo vệ người la động

    ✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động | cấp chứng chỉ nhanh chóng

    2. Lợi ích an toàn lao động

    • Bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động: An toàn lao động giúp ngăn chặn các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người lao động trong quá trình làm việc.
    • Nâng cao hiệu suất lao động: Một môi trường làm việc an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên không phải lo lắng về rủi ro và nguy hiểm, từ đó tập trung vào công việc và tăng cường năng suất.
    • Giảm chi phí và thời gian thiệt hại: Bảo đảm an toàn lao động giúp tránh các tai nạn, thương tích và bệnh tật, từ đó giảm thiểu chi phí liên quan đến bồi thường, trị liệu và thời gian nghỉ làm việc của nhân viên bị thương. Việc đầu tư vào an toàn lao động có thể giúp tiết kiệm chi phí dài hạn và giảm thiểu mất mát do các sự cố xảy ra.
    • Tăng cường uy tín và hình ảnh công ty: Các tổ chức và doanh nghiệp có chính sách và thực tiễn tốt về an toàn lao động được xem là chấp nhận và đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này có thể tạo điểm cộng cho công ty trong việc xây dựng hình ảnh và tạo lòng tin tại thị trường.
    • Tuân thủ pháp luật và quy định: Đảm bảo an toàn lao động là một nhiệm vụ pháp lý và đạo đức. Việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động giúp doanh nghiệp tránh phạt và hậu quả pháp lý. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn cũng thể hiện tôn trọng và quan tâm đến quyền lợi của người lao động.
    • Tạo môi trường làm việc tích cực: Một môi trường làm việc an toàn tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong một không gian thoải mái và yên tĩnh. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng, động lực và cam kết của nhân viên đối với công việc. Ngoài ra, an toàn lao động còn thúc đẩy tinh thần đồng đội và sự cộng tác trong công việc, góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

    loi-ich-an-toan-lao-dong

    An toàn lao động có nhiều lợi ích to lớn

    ✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn nhóm 1 | Cấp chứng chỉ nhanh

    3. Những điều quan trọng cần biết về an toàn, vệ sinh lao động

    Những lưu ý quan trọng dưới đây được trích ra từ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

    3.1 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có quyền, nghĩa vụ đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

    Về quyền:

    • Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
    • Được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
    • Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    • Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
    • (Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí cho người lao động khi tham gia khóa học huấn luyện này)
    • Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
    • Tùy theo điều kiện, Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện cho đối tượng này.
    • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.

    Về nghĩa vụ:

    • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện.
    • Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động.
    • Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

    3.2 Người sử dụng lao đông không được buộc người lao động tiếp tục làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tại nạn lao động

    Cụ thể, người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

    3.3 Người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Nghiêm cấm người sử dụng lao động:

    • Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    • Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    • Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    • Không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
    • Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định pháp luật.
    • Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    3.4 Nghiêm cấm người sử dụng lao động trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật

    Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

    Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc:

    • Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
    • Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
    • Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

    3.5 Người lao động được tổ chức khám sức khỏe hàng năm

    Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.

    Riêng với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

    Chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

    kham-suc-khoe-nguoi-lao-dong

    Người lao động có quyền được hưởng khám sức hằng năm

     Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động nhóm 5

    ✍ Xem thêm: An toàn điện là gì? Các quy tắc quan trọng đảm bảo an toàn điện

    ✍ Xem thêm: An toàn lao động trong xây dựng là gì?

    ✍ Xem thêm: An toàn máy móc thiết bị | những nội dung cần lưu ý

    ✍ Xem thêm: An toàn hóa chất là gì? 

    ✍ Xem thêm: Những điều quan trọng cần lưu ý trong an toàn cháy nổ

    3.6 Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    – Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị.

    – Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, bao gồm:

      + Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động có tham gia BHYT.

      + Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám tại Hội đồng giám định y khoa.

      + Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

    – Được trả đủ lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động.

    – Trường hợp không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động đó gây ra:

     Được bồi thường với mức:

      + Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

       + Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    – Trường hợp do lỗi của chính người lao động đó gây ra:

    Được trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

    (Mức trợ cấp này cũng được áp dụng cho người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý)

    – Được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa nếu sau khi điều trị, phục hồi chức năng tiếp tục làm việc được.

    3.7 Các trường hợp không giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

    Không giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động khi tại nạn xảy ra từ một trong các nguyên nhân sau:

    – Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

    – Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

    – Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật.

    3.8 Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

    Phải đáp ứng đủ điều kiện sau, người lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động:

    – Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

       + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

      + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

       + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    – Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

    3.9 Người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế

    Cụ thể, căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

    3.10 Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc

    An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

    Trên đây là nội dung an toàn lao động là gì? và những lưu ý quan trọng cần biết trong luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ đào tạo an toàn lao động vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Vinacontrol theo hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

     

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083