Giỏ hàng

Bảng đơn vị đo thời gian | Cách quy đổi chính xác theo SGK

Nội dung bài viết

    Thời gian là một khái niệm quen thuộc với con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chúng ta sử dụng thời gian để đo lường, xác định sự kiện, và tạo ra một khuôn khổ có thứ tự trong cuộc sống đầy biến đổi. Để có thể hiểu và quản lý thời gian một cách hiệu quả, con người đã phát triển và sử dụng những đơn vị đo thời gian đa dạng, từ những đơn vị nhỏ nhất như mili giây hay nanô giây, cho đến những đơn vị lớn như thế kỷ hay thiên niên kỷ. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ cung cấp tới bạn bảng đơn vị đo thời gian đầy đủ nhất cũng như các kiến thức cần biết khác về thời gian.

     

    1. Thời gian là gì?

    Theo Wikipedia:

    Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài của chúng.

    Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó.

    Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Trong suốt quá trình phát triển của loài người, các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" luôn luôn vận động. Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. 

    Thời gian là đại lượng mang tính vĩ mô, chỉ có một chiều duy nhất là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, nó luôn gắn với mọi vật không trừ bất kỳ vật nào.

    bang-don-vi-do-thoi-gian-va-huong-dan-quy-doi-chi-tiet

    Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể

     

    2. Khái niệm đơn vị đo thời gian

    Đơn vị đo thời gian là đại lượng được sử dụng để đo lường và xác định khoảng thời gian giữa các sự kiện hoặc hiện tượng.

    Những đơn vị này cung cấp sự thống nhất trong cách biểu diễn thời gian, giúp chúng ta có khả năng ghi nhận, so sánh và quản lý sự thay đổi thời gian một cách chính xác.

    Trong hệ đo lường SI cơ bản, đơn vị của thời gian là giây. Từ đó các đơn vị lớn hơn như phút, giờ, và ngày được tính dựa theo đó, các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị phi SI do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng cũng được chấp nhận chính thức cùng với SI. Không có tỉ số cố định giữa giây và tháng hay năm, trong khi tháng và năm có những thay đổi đáng kể trong năm về độ dài.

    Có nhiều đơn vị đo thời gian khác nhau, từ nhỏ đến lớn, phù hợp với các quy mô khác nhau của sự thay đổi thời gian. Dưới đây là một số đơn vị đo thời gian phổ biến:

    • Giây (s): Đơn vị thời gian cơ bản nhất, thường được sử dụng để đo lường các sự kiện ngắn trong cuộc sống hàng ngày.

    • Phút (min): Bằng 60 giây, thường được sử dụng cho các khoảnh khắc dài hơn.

    • Giờ (h): Bằng 60 phút hoặc 3.600 giây, thường được sử dụng trong lịch làm việc và thời gian sinh hoạt hàng ngày.

    • Ngày: Đơn vị đo khoảng thời gian dài hơn, là một chu kỳ từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Một ngày có 24 giờ.

    • Tuần: Bằng 7 ngày, thường được sử dụng để tổ chức cuộc sống và lịch làm việc.

    • Tháng: Đơn vị dài hơn, dựa trên các chu kỳ của mặt trăng hoặc các quỹ đạo của các hành tinh. Một tháng có thể có từ 28 đến 31 ngày.

    • Năm: Đơn vị thời gian được xác định dựa trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Năm thông thường có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày.

    Ngoài ra, còn có các đơn vị thời gian lớn hơn như thập niên, thế kỷ và thiên niên kỷ, thường được sử dụng trong lịch sử và văn hóa để đo lường những khoảng thời gian dài và sự thay đổi lâu dài của con người và vũ trụ.

    don-vi-do-thoi-gian

    Đơn vị đo thời gian phổ biến

     

    3. Bảng đơn vị đo thời gian phổ biến

    Bảng đơn vị đo thời gian phổ biến hiện nay

    Bảng đơn vị đo thời gian phổ biến

    1 thế kỉ = 100 năm

    1 năm = 12 tháng

    1 năm thường = 365 ngày

    1 năm nhuận = 366 ngày

    Cứ 4 năm có 1 năm nhuận

    1 tuần = 7 ngày

    1 ngày = 24 giờ

    1 giờ = 60 phút

    1 phút = 60 giây

    1 giây = 1000 mili giây

    4. Bảng đơn vị đo thời gian đầy đủ

    Dưới đây là bảng đơn vị đo thời gian được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Đơn vị nhỏ nhất là "Giây", đơn vị lớn nhất là "Thiên niên kỷ".

    Bảng đơn vị đo thời gian đầy đủ
    Đơn vịGiá trị
    Giây1 Giây
    Phút60 Giây
    Giờ60 Phút
    Ngày24 Giờ
    Tuần7 Ngày 
    Tháng28 - 31 Ngày
    Quý3 Tháng
    6 Tháng
    Năm12 Tháng
    Năm thường365 Ngày
    Năm nhuận366 Ngày
    OlympiadChu kỳ 4 Năm
    Thập Niên10 Năm
    GiápChu kỳ 12 Năm
    Thế hệ17 - 35 Năm
    (Thay đổi khác nhau, tùy ngữ cảnh)
    Thế kỷ100 Năm
    Thiên niên kỷ1000 Năm

     

    5. Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo thời gian và ví dụ minh họa

    5.1 Tính số ngày của nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm

    a. Tính số ngày của nhiều tuần

    Để tính số ngày của nhiều tuần, ta thực hiện nhân số tuần với 7.

    • Ví dụ: Tính số ngày của 4 tuần.

    Giải: Số ngày của 4 tuần là: 4 x 7 = 28 ngày.

    b. Tính số ngày của nhiều tháng

    Để tính số ngày của nhiều tháng bạn cần xác định tháng bắt đầu và tháng kết thúc. Sau đó, ghi nhớ trong 12 tháng của 1 năm có:

    • 7 tháng có 31 ngày bao gồm: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10 và tháng 12.
    • 4 tháng có 30 ngày bao gồm: Tháng 4, tháng 6 và tháng 9.
    • Tháng 2 có 28 ngày và vào năm nhuận có 29 ngày.

    Để từ đây tính số ngày của nhiều tháng.

    • Ví dụ: Tính ngày từ tháng 4 đến tháng 6.

    Giải: Ta có tháng 4 và tháng 6 đều có 30 ngày, tháng 5 có 30 ngày. 

    Vậy số ngày từ tháng 4 đến tháng 6 sẽ là: 30 + 30 + 31 = 91 Ngày

    c. Tính số ngày của nhiều năm

    Để tính số ngày của nhiều năm ta cần xác định năm bắt đầu và năm kết thúc. Và cần lưu ý đến điều sau:

    • Số ngày của năm bình thường là 365 ngày.
    • Số ngày của năm nhuận (năm nhuận là năm chia hết cho 4 và không chia hết cho 100 ví dụ 2020, 2024,...) là 366 ngày

    Sau đó từ đây tính số ngày của nhiều năm.

    • Ví dụ: Tính số ngày từ năm 2020 đến năm 2023

    Giải: Ta có năm 2021, 2022, 2023 là năm thường có 365 ngày. Năm 2020 là năm nhuận có 366 ngày.

    Vậy tổng số ngày từ năm 2020 đến năm 2023 là: 365 + 365 +365 + 366 = 1461 ngày

    Nếu bạn muốn số ngày giữa hai khoảng thời gian thì có thể sử dụng tính năng "Tính khoảng cách ngàycủa Viện đào tạo Vinacontrol.

    5.2 Tính số năm của nhiều thập niên, thế kỷ, thiên niên kỷ

    Để tính được số năm của các đơn vị trên, ta dự vào "Bảng đơn vị đo thời gian" ở trên để tính.

    • Ví dụ: Tính số năm của 3 thập niên.

    Giải: 1 thập niên = 10 năm => 3 thập niên = 3 x 10 = 30 năm

    • Ví dụ: Tính số năm của 4 thiên niên kỷ

    Giải: 1 thiên niên kỷ = 1000 năm => 4 thiên niên kỷ = 4 x 1000 = 4000 năm.

    5.3 Quy đổi giữa các đơn vị đo giây, phút, giờ, ngày

    Ta cần nhớ 1 ngày = 24 giờ, 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây.

    • 1 giờ có số giây là: 60 x 60 = 3600 giây
    • 1 ngày có số giây là: 24 x 60 x 60 = 86400 giây
    • 1 ngày có số phút là: 24 x 60 = 1440 phút

     

    6. Từ xa xưa, người châu Á sử dụng công cụ gì để tính thời gian?

    Trong thời kỳ cổ đại, để thích ứng được với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Người ta đã phát minh ra nhiều công cụ để tính giờ. Ví dụ như: khuê biểu (dụng cụ đo bóng nắng), nhật quỹ (đồng hồ mặt trời), lâu khắc (đồng hồ nước)…

    Khuê biểu (dụng cụ đo bóng nắng)

    Nó được tạo thành từ một thước đồng được nằm ngang – “khuê” cùng 1 thanh đồng thẳng đứng – “biểu”. Được đặt vuông góc với “khuê”, dùng để đo độ dài của bóng mặt trời. Như thế, không những có thể đoán được thời gian, mà còn có thể dựa theo độ dài của bóng nắng mặt trời buổi sáng để có thể nhận biết được khí tiết bốn mùa.

    khue-bieu-dung-cu-do-bong-nang

    Dụng cụ đo bóng nắng

    Nhật quỹ (đồng hồ mặt trời)

    Nhật quỹ, có thể gọi là “nhật quy”. Đây là dụng cụ thông qua việc quan sát bóng nắng mặt trời để có thể định ra thời gian. Nó được tạo thành bởi 1 chiếc kim quỹ và đĩa bàn. Trên đĩa sẽ khắc 24 khắc đều nhau, kim quỹ được đặt vuông góc vào chính giữa đĩa bàn. Căn cứ theo bóng kim của kim quỹ chỉ vào các khắc, thì có thể nhận biết được thời gian.

    dong-ho-mat-troi

    Đồng hồ mặt trời

    Lâu khắc (đồng hồ nước)

    Đồng hồ nước chính là công cụ dựa theo lượng nước nhiều hay ít để có thể phán đoán thời gian. Nếu như 2 dụng cụ đo thời gian trên phụ thuộc vào thời tiết thì lâu khắc có thể đo thời gian được trong mọi thời tiết. Vì thế, nó có thể bổ sung cho khiếm khuyết của nhật quỹ. Đây chính là dụng cụ đo thời gian được người Trung Quốc thời cổ xưa rất coi trọng.

    Lâu khắc được chia thành 2 bộ phận là bầu nhỏ nước cùng bầu hứng nước. Bầu nhỏ nước chia từ 2 tới 4 tầng, mỗi tầng đều có những lỗ nhỏ, có thể nhỏ nước, nước nhỏ cuối cùng chảy vào bầu hứng nước. Trong bầu hứng nước có mũi tên thẳng đứng, trên mũi tên sẽ có 100 khắc. Mực nước từ từ dâng lên, sẽ hiện ra con số khắc để hiển thị thời gian.

    Một ngày bao gồm 24 tiếng đồng hồ chia làm 100 khắc. Tương đương với 1440 phút. Vậy thì mỗi khắc sẽ tương ứng với 14.4 phút hiện nay.

    lau-khac-dong-ho-nuoc

    Lâu khắc (đồng hồ nước)

     

    Trên đây là toàn bộ nội dung về thời gian và bảng đơn vị đo thời gian. Mong rằng những thông tin mà Viện đào tạo Vinacontrol cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

    Xem thêm kiến thức về các đơn vị đo lường khác:

    ✍ Xem thêm: Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo khối lượng nhanh nhất

    ✍ Xem thêm: Quy đổi đơn vị đo thể tích qua một cú nhấp chuột

    ✍ Xem thêm: Đơn vị đo độ dài phổ biến

    ✍ Xem thêm: Chuyển đổi đơn vị đo diện tích dễ dàng với 1 cú nhấp chuột

    ✍ Xem thêm: Đơn vị đo cường độ âm là gì? Cách giảm thiểu tiếng ồn

    ✍ Xem thêm: Đơn vị đo điện trở và cách đọc điện trở trên thiết bị

    ✍ Xem thêm: Đơn vị đo điện áp là gì? Làm sao để ổn định điện áp trong nhà

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!

    Tính khoảng cách ngày

    1800.6083