ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi, giúp các tổ chức quản lý hiệu quả các yếu tố môi trường và cải thiện hoạt động bền vững. Trong quá trình áp dụng ISO 14001, việc thực hiện đánh giá nội bộ là một bước quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống quản lý môi trường hoạt động hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về checklist đánh giá nội bộ ISO 14001, giúp doanh nghiệp kiểm tra, cải thiện và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
1. Checklist đánh giá nội bộ ISO 14001 là gì?
Checklist đánh giá nội bộ ISO 14001 là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đây là bảng danh sách các yêu cầu cần kiểm tra, nhằm đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của ISO 14001. Checklist giúp người đánh giá có cái nhìn tổng quan về các quy trình, chính sách, và hành động đang được thực hiện trong hệ thống quản lý môi trường.
Một checklist chuẩn sẽ bao gồm các mục như: đánh giá rủi ro môi trường, sự tuân thủ quy định pháp luật, quản lý chất thải, và cải tiến liên tục. Bằng cách sử dụng checklist, quá trình đánh giá trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính nhất quán
Checklist đánh giá nội bộ ISO 14001 là một công cụ hỗ trợ quan trọng
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 - Cấp chứng chỉ môi trường | Phí thấp - Nhanh
2. Vì sao cần xây dựng checklist ISO 14001?
Việc xây dựng checklist ISO 14001 có nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Đảm bảo tuân thủ: Checklist giúp đảm bảo rằng các yêu cầu trong ISO 14001 được tuân thủ đầy đủ, từ chính sách môi trường đến quy trình thực hiện.
- Tiết kiệm thời gian: Checklist giúp người đánh giá tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đánh giá.
- Cải thiện hiệu suất: Việc sử dụng checklist giúp tổ chức nhanh chóng phát hiện các sai sót hoặc điểm chưa hoàn thiện trong hệ thống quản lý môi trường, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến.
- Giảm thiểu rủi ro: Checklist giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn về môi trường và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro vi phạm quy định pháp luật về môi trường.
Checklist giúp đảm bảo rằng các yêu cầu trong ISO 14001 được tuân thủ đầy đủ
✍ Xem thêm: Mẫu giấy chứng nhận ISO 14001 về môi trường |Cập nhật mới nhất
3. Gợi ý của checklist đánh giá nội bộ ISO 14001
Các điều khoản | Checklist tương ứng |
Điều 4 – Bối cảnh của tổ chức | 4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức - Tổ chức đã xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục đính của mình và điều đó ảnh hướng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý môi trường như thế nào chưa?
- Tổ chức giám sát và xem xét thông tin về những vấn đề nội bộ và bên ngoài như thế nào? Chúng có bao gồm các điều kiện môi trường đang bị ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức không?
.. 4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm - Tổ chức đã xác định được các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường chưa?
- Tổ chức đã xác định được các yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường chưa?
- Tổ chức đã xác định những nhu cầu và mong đợi nào trong số này trở thành nghĩa vụ tuân thủ của tổ chức mình chưa?
.. 4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường - Tổ chức đã thiếp lập ranh giới và khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường chưa?
- Tổ chức đã xem xét các vấn đề bên ngoài và nội bộ nêu tại khoản 4.1 và cũng xem xét nghĩa vụ tuân thủ tại khoản 4.2 chưa?
- Tổ chức có xác định các đơn vị, chức năng và ranh giới vật lý của tổ chức không?
- Tổ chức có xác định các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình không?
- Tổ chức có xem xét quyền hạn và khả năng thực hiện kiểm soát của mình không?
- Phạm vi của tổ chức có được cung cấp cho các bên quan tâm và được lưu giữ dưới dạng thông tin dạng văn bản không?
.. 4.4 Hệ thống quản lý môi trường - Tổ chức đã thiếp lập, thực hiện và có sẵn hệ thống để duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường phù hợp với yêu cầu của ISO 14001 chưa?
- Tổ chức có xem xét thông tin thu được trong 4.1 và 4.2 khi thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường không?
|
Điều 5 – Lãnh đạo | 5.1 Sự lãnh đạo và cam kết - Lãnh đạo cao nhất có chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường không?
- Lãnh đạo cao nhất có đảm bảo Chính sách môi trường và Mục tiêu môi trường được thiết lập không?
- Chính sách môi trường và Mục tiêu môi trường có phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến lược của tổ chức không?
- Tổ chức đã tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường vào quy trình kinh doanh chưa?
- Lãnh đạo cao nhất có đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý môi trường không?
- Tầm quan trọng và lợi ích của hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14001 có được truyền đạt trong tổ chức không?
- Lãnh đạo cao nhất có đảm bảo hệ thống quản lý môi trường đang đạt được kết quả dự kiến không?
- Lãnh đạo cao nhất có chỉ đạo và hỗ trợ mọi người tham gia vào hệ thống quản lý môi trường không?
- Lãnh đạo cấp cao có thúc đẩy cải tiến liên tục không?
- Lãnh đạo cao nhất có hỗ trợ vai trò quản lý liên quan khác để thể hiện khả năng lãnh đạo không?
.. 5.2 Chính sách môi trường - Lãnh đạo cao nhất có thiết lập, thực hiện và duy trì Chính sách môi trường phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức không?
- Chính sách môi trường có cung cấp khuôn khổ cho việc thiếp lập các Mục tiêu môi trường không?
- Chính sách môi trường có cam kết thực hiện nghĩa vụ tuân thủ không?
- Chính sách môi trường có cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường không?
- Chính sách môi trường có được duy trì dưới dạng thông tin dạng văn bản, được truyền đạt trong tổ chức và có sẵn cho các bên quan tâm không?
.. 5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức - Lãnh đạo cao nhất có đảm bảo trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được phân công phù hợp và truyền đạt trong tổ chức không?
- Lãnh đạo cao nhất có giao trách nhiệm và quyền hạn báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý môi trường không?
.. |
Điều 6 – Hoạch định | 6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 6.1.1 Khái quát - Khi lập kế hoạch cho hệ thống quản lý môi trường, tổ chức có xem xét các vấn đề nêu ở Điều 4 không?
- Tổ chức có xem xét ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động không mong muốn không?
- Tổ chức đã xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn có tác động đến môi trường không?
- Tổ chức có ghi lại và duy trì thông tin về các rủi ro và cơ hội cần được giải quyết và thiết lập các quy trình để giải quyết chúng không?
.. 6.1.2 Khía cạnh môi trường - Tổ chức đã xác định các khía cạnh môi trường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức có thể kiểm soát và tác động theo quan điểm vòng đời chưa?
- Tổ chức có tính đến các thay đổi như phát triển mới hoặc sửa đổi hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chưa?
- Tổ chức có tính đến các điều kiện bất thường và các tình huống khẩn cấp có thể dự đoán trước một cách hợp lý không?
- Tổ chức đã sử dụng tiêu chí nào để xác định những khía cạnh có thể tác động đáng kể tới môi trường và chúng được truyền đạt như thế nào ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức?
- Các khía cạnh và tác động có được duy trì dưới dạng thông tin dạng văn bản không?
.. 6.1.3 Nghĩa vụ tuân thủ - Tổ chức đã xác định và tiếp cận các nghĩa vụ tuân thủ liên quan đến các khía cạnh môi trường của mình chưa?
- Các nghĩa vụ tuân thủ được áp dụng như thế nào đối với tổ chức?
- Tổ chức đã tính đến các nghĩa vụ tuân thủ khi thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình chưa?
- Các nghĩa vụ tuân thủ có được duy trì dưới dạng thông tin văn bản không?
.. 6.1.4 Lập kế hoạch hành động - Tổ chức đã thực hiện hành động để giải quyết các khía cạnh môi trường quan trọng và nghĩa vụ tuân thủ cũng như các rủi ro và cơ hội được xác định trong điều khoản 6.1.1. chưa?
- Làm thế nào để tổ chức tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống?
- Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của mình thế nào?
.. 6.2 Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt được mục tiêu 6.2.2 Lập kế hoạch hành động để đạt được các Mục tiêu môi trường Để đạt được Mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định những gì sẽ được thực hiện, những nguồn lực nào được yêu cầu, ai sẽ chịu trách nhiệm, khi nào nó sẽ được hoàn thành và kết quả được đánh giá ra sao? .. |
Điều 7 – Hỗ trợ | 7.1 Nguồn lực - Tổ chức đã xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiếp lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường chưa?
- Tổ chức đã xem xét khả năng và hạn chế của nguồn lực nội bộ hiện có chưa?
- Tổ chức đã xem xét những gì cần đạt được từ các nhà cung cấp bên ngoài chưa?
.. 7.2 Năng lực - Tổ chức có xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện công việc không?
- Tổ chức có đảm bảo những người này có năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm phù hợp không?
- Tổ chức đã xác định nhu cầu đào tạo liên quan đến các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình chưa?
- Tổ chức có thực hiện các hành động thích hợp để đạt được năng lực cần thiết và đánh giá hiệu quả của hành động không?
- Tổ chức có lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về năng lực không?
.. 7.3 Nhận thức - Người thực hiện công việc có nhận thức được những tác động của việc không tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường không?
- Làm thế nào để tổ chức đảm bảo rằng những người thực hiện công việc nhận thức được các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và tác động như thế nào tới công việc của họ?
- Làm thế nào để tổ chức đảm bảo rằng những người thực hiện công việc nhận thức được sự đóng góp của họ vào hệ thống quản lý môi trường?
.. 7.4 Trao đổi thông tin nội bộ và với bên ngoài 7.4.1 Khái quát - Làm thế nào để tổ chức xác định được những gì tổ chức sẽ trao đổi thông tin, khi nào cần trao đổi, trao đổi với ai và như thế nào?
- Khi thiết lập các quá trình trao đổi thông tin, tổ chức có tính đến nghĩa vụ tuân thủ của mình không?
- Thông tion được truyền đạt có nhất quán và đáng tin cậy không?
- Tổ chức có lưu giữ thông tin dạng văn bản thích hợp làm bằng chứng cho việc trao đổi thông tin không?
.. 7.4.2 Truyền thông nội bộ Mọi thay đổi của hệ thống quản lý môi trường có được truyền đạt trong nội bộ không và được truyền đạt tới các cấp nào trong tổ chức? .. 7.4.3 Truyền thông bên ngoài Làm thế nào tổ chức đảm bảo rằng thông tin bên ngoài được truyền đạt như đã thiết lập trong quá trình trao đổi thông tin? .. 7.5 Tạo lập và cập nhật, kiểm soát thông tin dạng văn bản 7.5.1 Khái quát Tổ chức có các tài liệu theo yêu cầu của ISO 14001 và các tài liệu được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường không? .. 7.5.2 Tạo và cập nhật - Tổ chức có đảm bảo thông tin dạng văn bản phù hợp về mặt mô tả nhận dạng không?
- Tổ chức có đảm bảo thông tin dạng văn bản ở định dạng và trên phương tiện phù hợp không?
- Tổ chức có đảm bảo rằng có sự xem xét và phê duyệt phù hợp không?
.. 7.5.3 Kiểm soát thông tin dạng văn bản - Làm thế nào để đảm bảo thông tin luôn sẵn có và phù hợp để sử dụng bất cứ khi nào cần thiết?
- Thông tin tài liệu được bảo vệ đầy đủ như thế nào?
- Việc phân phối, truy cập, truy xuất và sử dụng thông tin dạng văn bản được kiểm soát như thế nào?
- Làm thế nào để tài liệu được lưu trữ, bảo quản đúng cách?
- Làm thế nào để kiểm soát các thay đổi? (ví dụ: kiểm soát phiên bản)
.. |
Điều 8 – Thực hiện | 8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện - Tổ chức có thiết lập, thực hiện, kiểm soát và duy trì các quy trình và hành động được xác định trong Điều 6.1 và 6.2 bằng cách thiết lập các tiêu chí vận hành cho các quá trình không?
- Tổ chức kiểm soát những thay đổi như thế nào?
- Làm cách nào để đảm bảo những quy trình thuê ngoài được kiểm soát?
- Tổ chức giải quyết các biện pháp kiểm soát thích hợp liên quan đến từng giai đoạn của sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
- Tổ chức có truyền đạt các vấn đề môi trường tới các nhà cung cấp bên ngoài không?
.. 8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp - Tổ chức có thiết lập, thực hiện và duy trì các quy trình để chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp tiềm ẩn được xác định trong Điều 6.1.1 chưa?
- Tổ chức lập kế hoạch hành động như thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ các tình huống khẩn cấp?
- Tổ chức ứng phó với các tình huống khẩn cấp thực tế như thế nào?
- Tổ chức kiểm tra định kỳ các biện pháp ứng phó đã hoạch định như thế nào?
- Thông tin dạng văn bản nào được duy trì ở mức độ cần thiết làm bằng chứng rằng các quá trình đã được thực hiện theo kế hoạch?
.. |
Điều 9 – Đánh giá kết quả thực hiện | 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá sự tuân thủ 9.1.1 Khái quát - Tổ chức giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường của mình như thế nào?
- Tổ chức xác định những thứ cần được theo dõi và đo lường bằng cách nào?
- Tổ chức xác định các phương pháp để giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá như thế nào?
- Làm thế nào để xác định các tiêu chí đánh giá?
- Làm thế nào để xác định thời điểm thực hiện giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá?
- Làm thế nào để đảm bảo thiết bị đo lường và giám sát được hiệu chuẩn và phù hợp?
- Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động môi trường như thế nào?
.. 9.1.2 Đánh giá kết quả - Tổ chức có thiết lập, thực hiện và duy trì đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tuân thủ của mình chưa?
- Tổ chức đã xác định tần suất đánh giá việc tuân thủ chưa?
- Tổ chức có thực hiện hành động khi cần thiết không?
- Tổ chức có duy trì kiến thức và hiểu biết về tình trạng tuân thủ của mình không?
- Tổ chức có lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về kết quả đánh giá tuân thủ không?
.. 9.2 Kiểm toán nội bộ 9.2.1 Khái quát Tổ chức có tiến hành đánh giá nội bộ theo tần suất đã được hoạch định không? .. 9.2.2 Chương trình đánh giá nội bộ - Tổ chức có thiết lập, thực hiện và duy trì Chương trình đánh giá nội bộ không?
- Chương trình đánh giá nội bộ có bao gồm tần suất, phương pháp, trách nhiệm, yêu cầu lập kế hoạch và báo cáo đánh giá không?
- Chương trình đánh giá nội bộ có tính đến những thay đổi và kết quả của cuộc đánh giá trước đó không?
- Tổ chức có xác định các tiêu chí và phạm vi đánh giá không?
- Tổ chức có đảm bảo cuộc đánh giá được thực hiện khách quan và công bằng không?
- Tổ chức có đảm bảo kết quả đánh giá được báo cáo cho cấp quản lý có liên quan không?
- Tổ chức có thực hiện hành động khắc phục kịp thời không?
- Tổ chức có lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về việc thực hiện chương trình đánh giá và kết quả đánh giá không?
.. 9.3 Xem xét của lãnh đạo - Lãnh đạo cao nhất có xem xét hệ thống quản lý môi trường theo các khoảng thời gian đã được hoạch định để đảm bảo tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục không?
- Việc xem xét có tính đến các hành động từ các cuộc xem xét trước đó hay không?
- Những thay đổi về các vấn đề bên trong và bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý môi trường có được xem xét không?
- Việc xem xét có tính đến mức độ đạt được các mục tiêu môi trường không?
- Việc xem xét có tính đến sự phù hợp của nguồn lực không?
- Có xem xét các thông tin liên lạc bao gồm cả khiếu nại không?
- Việc xem xét có tính đến các cơ hội cải tiến liên tục không?
- Đầu ra có bao gồm các quyết định và hành động không?
.. |
Điều 10 – Cải tiến | 10.1 Khái quát Làm thế nào để tổ chức xác định các cơ hội cải tiến được nêu trong Điều 9.1.2 và 9.1.3 và thực hiện mọi hành động cần thiết để đạt được các kết quả dự kiến. .. 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục - Tổ chức phản ứng thế nào khi sự không phù hợp xảy ra?
- Tổ chức có đánh giá nhu cầu hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp không?
- Tổ chức xem xét sự không phù hợp như thế nào?
- Tổ chức xác định nguyên nhân của sự không phù hợp bằng cách nào?
- Tổ chức xem xét tính hiệu quả của hành động khắc phục được thực hiện như thế nào?
- ..
10.3 Cải tiến liên tục Tổ chức có liên tục cải tiến sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường để nâng cao kết quả hoạt động môi trường không? |
Gợi ý của checklist đánh giá nội bộ ISO 14001
✍ Xem thêm: Đào tạo đánh giá nội bộ ISO 14001| Hệ thống quản lý môi trường
4. Các bước thực hiện đánh giá nội bộ ISO 14001
Quá trình đánh giá nội bộ ISO 14001 thường được thực hiện theo các bước sau:
- Lập kế hoạch đánh giá: Xác định phạm vi đánh giá, mục tiêu đánh giá, tiêu chí đánh giá, thời gian và nguồn lực cần thiết.
- Thực hiện đánh giá: Thu thập thông tin, bằng chứng thực tế để đánh giá EMS.
- Lập báo cáo đánh giá: Ghi lại kết quả đánh giá, các vấn đề phát hiện, kiến nghị cải tiến.
- Xem xét báo cáo đánh giá: Lãnh đạo cao nhất xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá.
Kết luận
Checklist đánh giá nội bộ ISO 14001 là công cụ quan trọng giúp tổ chức đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, cải thiện hiệu suất quản lý môi trường và giảm thiểu rủi ro. Việc xây dựng và sử dụng checklist đúng cách không chỉ giúp quy trình đánh giá trở nên hiệu quả hơn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mọi yêu cầu dịch vụ liên quan đến ISO 14001, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua Hotline 1800.6083 để được hỗ trợ tốt nhất!