Giỏ hàng

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy

Nội dung bài viết

    Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm như thế nào? Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi muốn chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên, còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa phân biệt được sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất thuộc nhóm nào để đánh giá và công bố hợp quy hay hợp chuẩn. Hãy cùng Viện đào tạo Vinacontrol CE theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ này. 

     

    1. Chứng nhận hợp chuẩn là gì?

    Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là hoạt động đánh giá, xác nhận một sản phẩm nào đó có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng. Các tiêu chuẩn tương ứng ở đây là các Tiêu chuẩn quốc gia/ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

    Tùy thuộc vào sản phẩm là gì mà các tiêu chuẩn sẽ có những quy định khác nhau về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm cơ sở cho việc đánh giá, giúp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm.

    Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là hoạt động đánh giá, xác nhận một sản phẩm

    Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là hoạt động đánh giá, xác nhận một sản phẩm

    ✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu – Hồ sơ, thủ tục

    2. Đối tượng của chứng nhận hợp chuẩn

    Đối tượng của chứng nhận hợp chuẩn là tất cả các sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 1. Tức là nhóm những sản phẩm/ hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sản xuất, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

    Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm 2 - nhóm các sản phẩm/ hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dù được sử dụng hợp lý, đúng mục đích thì thay vì chứng nhận hợp chuẩn, doanh nghiệp bắt buộc phải chứng nhận hợp quy để có thể lưu thông sản phẩm đó trên thị trường. 

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục

    3. Lợi ích khi chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

    Việc chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn là hoạt động mang tính chất tự nguyện, không bắt buộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên đăng ký chứng nhận hợp chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình để nhận được những lợi ích như:

    • Kiểm soát chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhờ tiết kiệm được chi phí về việc xử lý sản phẩm sai hỏng; đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
    • Đảm bảo sản phẩm luôn duy trì được chất lượng ổn định và cải tiến không ngừng.
    • Dễ dàng hơn trong việc làm thoả mãn, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm;
    • Tạo được niềm tin cho khách hàng, giúp khách hàng yên tâm sử dụng do đã chứng minh được chất lượng sản phẩm;
    • Gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm, tăng tỉ lệ trúng thầu so với đối thủ;
    • Được xem xét miễn hoặc giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam. 
    • Giấy chứng nhận hợp chuẩn là cơ sở giúp doanh nghiệp công bố hợp chuẩn;
    • Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường trong nước và quốc tế. 
    • Là điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội vượt qua rào cản kỹ thuật để mở rộng ra thị trường quốc tế với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng tủ điện | Uy tín – Tiết kiệm

    4. Quy trình chứng nhận hợp chuẩn

    Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng

    Vinacontrol tiếp nhận thông tin từ khách hàng rồi tiến hành, phân tích sơ bộ nhằm xác định rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. 

    Bước 2: Tư vấn dịch vụ

    Sau khi trao đổi sơ bộ và lựa chọn được dịch vụ phù hợp, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn quy trình thực hiện. Đồng thời, tiến hành báo giá, thương lượng về hợp đồng rồi thực hiện ký kết hợp đồng. 

    Bước 3: Lập kế hoạch tư vấn chi tiết

    Đội ngũ chuyên gia của Vinacontrol sẽ lên kế hoạch tư vấn chi tiết và chương trình điều phối với khách hàng sao cho phù hợp. 

    Bước 4: Chuyên gia và doanh nghiệp kết hợp triển khai

    Vinacontrol sẽ cử đội ngũ chuyên gia tới doanh nghiệp để tiến hành:

    • Đánh giá quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
    • Đánh giá thực trạng tại hiện trường của doanh nghiệp.
    • Lấy mẫu thử nghiệm và niêm phong mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

    Bước 5: Đánh giá chứng nhận

    Sau khi lấy mẫu thử nghiệm, các chuyên gia tại Vinacontrol sẽ tiến hành thử nghiệm tại phòng.

    • Với trường hợp sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng đăng ký chứng nhận hợp chuẩn.
    • Với trường hợp sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp.

    Bước 6: Cấp chứng nhận và hỗ trợ công bố hợp chuẩn

    Sau quá trình đánh giá hợp chuẩn, Vinacontrol sẽ trao lại giấy chứng nhận hợp chuẩn cùng dấu chứng nhận hợp chuẩn cho khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng công bố hợp chuẩn sau khi đạt được chứng nhận. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp chứng nhận. 

    Để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn, doanh nghiệp (bên thứ nhất) hoặc các tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ 3) cần tiến hành đánh giá định kỳ tối thiểu 1 năm/ lần. 

    Bước 7: Cải tiến và giám sát định kỳ

    Vinacontrol cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, Vinacontrol sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng. 

    Đánh giá chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

    Đánh giá chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng bàn ghế học sinh | Thủ tục nhanh gọn

    5. Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn

    Nhìn chung, một giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ bao gồm những thành phần như sau:

    • Thông tin của tổ chức thực hiện chứng nhận hợp chuẩn: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, chi nhánh, số điện thoại, email…).
    • Tên và nhãn hiệu của sản phẩm doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp chuẩn.
    • Thông tin của doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp chuẩn: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, số điện thoại, email…).
    • Tiêu chuẩn đánh giá tương ứng: TCCS hoặc TCVN
    • Dấu hợp chuẩn.
    • Phương thức đánh giá hợp chuẩn.
    • Thông tin liên quan đến hiệu lực giấy chứng nhận: Ngày chứng nhận; Ngày phát hành giấy chứng nhận; Ngày hết hạn giấy chứng nhận.
    • Mã truy xuất chứng chỉ hợp chuẩn.
    • Chữ ký và dấu xác nhận của tổ chức thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho doanh nghiệp đó. 

    ✍ Xem thêm: Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy | Điểm giống và khác nhau

    6. Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

    6.1 Điểm giống nhau

    – Đều là cách thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hay sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất.

    – Giống nhau về phương thức đánh giá gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

    – Có hồ sơ về công bố giống nhau (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

    – Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

    • Lấy mẫu thử nghiệm
    • Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu
    • Cấp giấy chứng nhận phù hợp

    6.2 Điểm khác nhau 

     

    Chứng nhận hợp chuẩn

    Chứng nhận hợp quy

    Khái niệm

    Chứng nhận hợp chuẩn: Là chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài (EN, ASTM,…)

    Chứng nhận hợp quy: Là chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn quốc gia.

     

    Phạm vi áp dụng

     

    Mang tính chất tự nguyện (trừ một số trường hợp sản phẩm hàng hóa có quy định riêng) theo yêu cầu của nhà sản xuất. Được áp dụng cho sản phẩm nhóm 1 (sản phẩm không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng)

     

    Mang tính chất bắt buộc theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý. Chỉ áp dụng cho các hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 (là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường)

    Năng lực của phòng thử nghiệm và đơn vị chứng nhận

     

    Không có yêu cầu bắt buộc

     

    Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.

     

    Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố

    Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh. Nếu đạt chỉ tiêu về hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không cần bắt buộc.

     

    Các cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại cơ quan chuyên ngành (các Sở chuyên ngành) nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Dấu hợp quy (CR) bắt buộc sử dụng trên sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

    Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định

    Hiệu lực thi hành

    Tùy từng cơ quan, tổ chức chọn áp dụng tiêu chuẩn hay không thì hiệu lực thi hành sẽ do tổ chức, cơ quan đó tự quyết định.

    Hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất, những sản phẩm có chứng nhận sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm tương tự khi chưa có chứng nhận. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở giúp nhà sản xuất ổn định chất lượng, kiểm soát cải tiến năng xuất nhằm sự lãng phí và tỷ lệ phế phẩm.

     

    Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành nhanh nhất là sau 6 tháng kể từ ngày ban hành. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường.

     

     

    Nhãn chứng nhận hợp chuẩn trên bao bì sản phẩm

    Nhãn chứng nhận hợp chuẩn trên bao bì sản phẩm

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thang máy | Hỗ trợ cấp dấu nhanh

    7. Thủ tục công bố hợp chuẩn 

    Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN thì công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

    ► Nguyên tắc công bố hợp chuẩn theo Điều 7 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:

    - Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.

    - Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;

    ► Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn bao gồm:

    Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn theo Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:

    Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

    + Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);

    + Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

    + Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

    + Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

    Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

    8. Lựa chọn tổ chứng nhận hợp chuẩn uy tín

    Công ty CP Chứng nhận & Kiểm định Vinacontrol (Viện đào tạo Vinacontrol) là đơn vị chứng nhận hợp chuẩn uy tín với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Sau đây là những lý do làm nên tên tuổi của Vinacontrol:

    • Chi phí hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Cam kết công khai, minh bạch và thông báo rõ ràng tới khách hàng trong quá trình thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
    • Thủ tục nhanh gọn, chuyên nghiệp, đảm bảo đúng tiến độ cho doanh nghiệp.
    • Luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách hàng và luôn nỗ lực thỏa mãn mọi yêu cầu từ khách hàng trên cơ sở đảm bảo tính hài hòa trong công việc.
    • Cung cấp các dịch vụ sau chứng nhận như hỗ trợ công bố hợp chuẩn, hỗ trợ cải tiến và giám sát thường niên....
    • Hệ thống tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí, 24/7 hỗ trợ tối đa cho khách hàng. 
    • Hệ thống chi nhánh trải rộng tạo điều kiện cho khách hàng không phải mất quá nhiều chi phí và thời gian cho việc di chuyển.

    Trên đây là những thông tin doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành chứng nhận  hợp chuẩn sản phẩm. Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083