Giỏ hàng

Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm theo QCVN 12:2011/BYT

Nội dung bài viết

    Bao bì thực phẩm không chỉ đóng vai trò bảo vệ sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng bao bì không đạt chuẩn có thể dẫn đến ô nhiễm hóa học, thôi nhiễm độc tố vào thực phẩm, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Để kiểm soát và đảm bảo bao bì thực phẩm an toàn, chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Hãy cùng Viện đào tạo Vinacontrol tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

    1. Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm là gì?

    Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm là quá trình đánh giá và xác nhận rằng sản phẩm bao bì đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia  QCVN 12:2011/BYT về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc chứng nhận này do các tổ chức được chỉ định bởi Bộ Y tế thực hiện, đảm bảo rằng bao bì không gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

    Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm là hoạt đồng bắt buộc theo quy định hiện hành

    Theo QCVN 12-1:2011/BYT quy định bắt buộc Công bố hợp quy bao bì dụng cụ nhựa tổng hợp chứa đựng thực phẩm theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn sức khỏe người dùng  bao gồm:

    - Yêu cầu kỹ thuật chung đối với bao bì, dụng cụ nhựa

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Phenol, Melamin và Ure

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Formaldehyd

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyl Clorid (PVC)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen và Polypropylen (PE và PP)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polystyren (PS)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyliden Clorid (PVDC)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen terephthalat (PET)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polymethyl Metacrylat (PMMA)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Nylon (PA)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polymethyl Penten (PMP)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polycarbonat (PC)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polylactic Acid (PLA)

    - Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyl Alcol (PVA)

    ✍Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận hợp quy khăn giấy | Hỗ trợ toàn quốc

    2. Tại sao cần chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm?

    • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Ngăn ngừa nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại từ bao bì vào thực phẩm. Đảm bảo tính tương thích hóa học, tránh làm biến đổi chất lượng thực phẩm.
    • Tuân thủ quy định pháp luật: Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT, tất cả bao bì thực phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy trước khi lưu hành. Nếu không có chứng nhận, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, đình chỉ kinh doanh hoặc thu hồi sản phẩm.
    • Nâng cao uy tín thương hiệu: Tạo dựng lòng tin với khách hàng, giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm. Tăng cơ hội hợp tác với siêu thị, chuỗi cửa hàng và đối tác lớn.
    • Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Sản phẩm đạt chứng nhận hợp quy dễ dàng được chấp nhận tại thị trường quốc tế, đặc biệt ở những nước có tiêu chuẩn nghiêm ngặt như Mỹ, EU, Nhật Bản.

    ✍Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì? | Quy trình và chi phí chứng nhận

    3. Quy trình chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm

    Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được lưu hành hợp pháp trên thị trường và nâng cao uy tín thương hiệu. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm.

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận được chỉ định. Hồ sơ bao gồm giấy phép kinh doanh, thông tin sản phẩm, tài liệu kỹ thuật và các chứng từ liên quan.

    Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

    Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, thỏa thuận hợp đồng với doanh nghiệp và lên kế hoạch đánh giá, bao gồm kiểm tra tài liệu, lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá hệ thống sản xuất.

    Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận

    • Đánh giá quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, điều kiện nhà xưởng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
    • Lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn.

    Bước 4: Thẩm xét hồ sơ

    Sau khi hoàn thành đánh giá, tổ chức chứng nhận kiểm tra, đối chiếu kết quả thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp với quy chuẩn kỹ thuật.

    Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy và dấu chứng nhận (CR)

    • Nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực 03 năm.
    • Doanh nghiệp được phép sử dụng dấu CR trên sản phẩm hoặc bao bì theo quy định.

    Sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hợp quy sẽ được lưu hành trên thị trường

    Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ

    • Trong thời gian hiệu lực, tổ chức chứng nhận thực hiện giám sát hàng năm để đảm bảo doanh nghiệp duy trì chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định hợp quy.

    Bước 7: Đánh giá chứng nhận lại (trước khi hết hiệu lực 2 tháng)

    • Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại chứng nhận ít nhất 02 tháng trước khi chứng nhận cũ hết hiệu lực.
    • Nếu đáp ứng các yêu cầu, giấy chứng nhận được gia hạn tiếp tục.

    Quy trình này giúp đảm bảo bao bì thực phẩm luôn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, duy trì chất lượng ổn định và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

    ✍Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | Phí thấp

    4. Thủ tục công bố hợp quy bao bì thực phẩm

    1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba)

    Hồ sơ công bố hợp quy trong trường hợp này bao gồm:

    • Bản công bố chứng nhận hợp quy bao bì theo quy định.
    • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy tờ pháp lý khác theo quy định).
    • Bản sao y Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
    • Mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận cung cấp.

    2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất)

    Hồ sơ công bố hợp quy trong trường hợp tự đánh giá bao gồm:

    • Bản công bố chứng nhận hợp quy bao bì theo quy định.
    • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy tờ pháp lý khác theo quy định).
    • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng (áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 9001).
    • Bản sao y Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001,…) còn hiệu lực (đối với tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận).
    • Bản sao chứng thực kết quả kiểm nghiệm sản phẩm bao bì trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
    • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu liên quan.

    Việc công bố hợp quy giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao độ an toàn và chất lượng bao bì thực phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.

    Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn là bước đệm quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc tuân thủ đúng quy trình chứng nhận sẽ giúp bao bì thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại, đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083