Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử QCVN 4:2009/BKHCN
Nội dung bài viết
Trong bối cảnh thị trường thiết bị điện và điện tử ngày càng phát triển, việc đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN không chỉ giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn góp phần nâng cao uy tín và cạnh tranh trên thị trường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình chứng nhận hợp quy, lợi ích và các yếu tố cần lưu ý.
*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!
1. Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử
Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN là quy trình xác nhận các sản phẩm điện và điện tử đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam. Tiêu chuẩn này được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi những rủi ro về an toàn điện, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và bền vững.
Thiết bị điện và điện tử phải tuân thủ các quy định kỹ thuật liên quan đến độ an toàn, hiệu suất và tính tương thích điện từ. Các sản phẩm bao gồm tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt và các thiết bị gia dụng khác.
Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN
✍ Xem thêm: Giám định chất lượng và số lượng hàng hoá | Hỗ trợ toàn quốc
2. Vì sao cần chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử?
► Tuân thủ các quy định pháp luật
Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục bắt buộc phải Giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải thực hiện các thủ tục cần thiết để chứng nhận sản phẩm. Sản phẩm tuân thủ Quy chuẩn Quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và Bản sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN.
Trên cơ sở Giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử cần tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông bên ngoài thị trường theo quy định của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị điện, điện tử sau khi được chứng nhận phù hợp quy định phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng dựa theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
►Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN
Đối với nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử: Giấy chứng nhận, dấu hợp quy là bằng chứng đáng tin cậy để khách hàng và các đối tác liên quan tin tưởng khi mua và sử dụng các sản phẩm thiết bị điện. của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và được nâng cao khi doanh nghiệp tiếp tục duy trì tính liên tục sự phù hợp này theo các yêu cầu để đánh giá và chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng có thể yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng và an toàn.
Đối với cơ quan quản lý: Cơ quan quản lý dễ dàng quản lý, giảm bớt việc kiểm tra theo quy định.
Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị điện, điện tử cần chú ý tiến hành chứng nhận phù hợp
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hồ sơ - Thủ tục
3. Danh mục các thiết bị điện - điện tử cần chứng nhận hợp quy
Theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN và Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN thì các thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy:
Tên sản phẩm/hàng hóa | Tên QCVN |
Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (Bình đun nước nóng nhanh) dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự, được thiết kế để đun nước nóng đến nhiệt độ thấp hơn độ sôi của nước, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với thiết bị một pha và 480 V đối với các thiết bị khác. Cụ thể: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
a) Bình đun nước nóng nhanh (Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời) dùng trong gia dụng | |
b) Các thiết bị, dụng cụ đun nước nóng tức thời khác dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự (như vòi có bộ phận đun nước nóng nhanh,...) | |
Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng (Bình đun nước nóng có dự trữ) dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, được thiết kế để đun nước nóng đến nhiệt độ thấp hơn độ sôi của nước, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V, đối với thiết bị một pha và 480 V đối với các thiết bị khác. Bao gồm: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
a) Bình đun nước nóng có dự trữ dùng trong gia dụng | |
b) Thiết bị làm nóng lạnh nước có dự trữ (kể cả có bộ phận lọc nước); Máy lọc và làm nóng lạnh nước; | |
Thiết bị điện dùng để chăm sóc da hoặc tóc cho con người hoặc động vật, dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V. Bao gồm: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
a) Máy sấy tóc | |
b) Lược uốn tóc; Kẹp uốn tóc; Lô uốn tóc có thiết bị gia nhiệt tách rời; Thiết bị gia nhiệt dùng cho phương tiện uốn tóc tháo rời được; Thiết bị tạo nếp tóc lâu dài; Máy hấp tóc (sử dụng hơi nước hấp tóc); Máy là tóc | |
c) Máy sấy làm khô tay | |
Thiết bị điện dùng để đun chất lỏng dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V. Bao gồm: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
a) Nồi cơm điện | |
b) Nồi nấu chậm; | |
c) Nồi nấu (luộc) trứng; d) Nồi hấp; e) Ấm sắc thuốc; g) Bếp đun dạng tấm đun (Chảo điện); h) Nồi áp suất có áp suất nấu danh định không quá 140 kPa và dung tích danh định không vượt quá 101 (lít); | |
i) Thiết bị pha cà phê | |
k) Ấm đun nước | |
l) Các thiết bị khác dùng để đun sôi nước, có dung tích danh định không quá 101 (lít) (bao gồm cả phích đun nước, bình đun nước, ca đun nước); m) Thiết bị đun nóng chai chứa thức ăn; n) Thiết bị đun sữa; o) Thiết bị đun làm sữa chua; p) Nồi giặt | |
Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250 V đối với quạt điện một pha và 480 V đối với quạt điện khác, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W. Bao gồm: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
Quạt bàn và quạt dạng hộp: a) Quạt bàn (kể cả quạt phun sương); b) Quạt có lắp ắc quy, quạt tích điện sử dụng năng lượng điện và năng lượng mặt trời; c) Quạt điện làm mát không khí bằng bay hơi nước (Thiết bị làm mát không khí bằng bay hơi nước) | |
Quạt có lưới bảo vệ: d) Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương); e) Quạt đứng (kể cả quạt phun sương); g) Quạt thông gió dùng điện một pha; h) Quạt có ống dẫn dùng điện một pha; i) Quạt điện làm mát bình thường được bố trí thêm sợi dây đốt để sưởi ấm khi có nhu cầu; k) Quạt sàn | |
Quạt loại khác (không có lưới bảo vệ): l) Quạt trần; m) Quạt đứng (kể cả quạt phun sương); n) Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương); o) Quạt thông gió dùng điện một pha; p) Quạt có ống dẫn dùng điện một pha; q) Quạt sàn; s) Quạt tháp (dạng hình tháp); t) Quạt không cánh (bên ngoài) | |
Bàn là điện (bao gồm các loại bàn là sau: a) Bàn là điện không phun hơi nước; b) Bàn là điện có phun hơi nước; c) Bàn là điện có bình chứa nước hoặc nồi hơi tách rời có dung tích không lớn hơn 5 lít) | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
Lò vi sóng (bao gồm cả lò vi sóng kết hợp nướng) | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
Lò nướng điện, vỉ nướng điện (Dụng cụ nhiệt điện gia dụng) loại di động có khối lượng không quá 18 kg. Bao gồm: | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
a) Bếp đun dạng tấm đun (lò nướng tiếp xúc, vỉ nướng tiếp xúc) b) Thiết bị kiểu vỉ nướng và tương tự (như lò quay thịt:..) | |
c) Lò liền bếp; d) Máy loại bớt nước trong thực phẩm; e) Bếp điện; g) Lò di động, h) Lò nướng raclette; i) Lò nướng bức xạ, k) Lò quay thịt; l) Lò nướng có chuyển động quay | |
m) Lò nướng bánh mỳ; n) Lò nướng bánh xốp theo khuôn; o) Thiết bị đun nấu có chức năng nướng bánh | |
Dây và cáp điện hạ áp (không bao gồm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V) | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V (bao gồm cả que đun điện) | QCVN 4:2009/BKHCN
|
Danh mục các thiết bị điện - điện tử cần chứng nhận hợp quy
✍ Xem thêm: Kiểm định máy biến áp | An toàn – Phí thấp
4. Quy trình chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử
Quy trình chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử QCVN 4:2009/BKHCN
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
- Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
- Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá
- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
- Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
- Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát không quá 12 tháng/lần
- Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Các thiết bị điện, điện tử lưu thông trên thị trường phải có nhãn sản phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn sản phẩm; phải được chứng nhận phù hợp quy định, có dấu hợp quy (nhãn CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thiết bị điện, điện tử phải được đánh giá và chứng nhận theo phương pháp 5 và chứng chỉ có giá trị không quá ba (3) năm. Trong trường hợp thiết bị điện, điện tử nhập khẩu theo lô chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy dựa theo phương thức 5 thì phải đánh giá chứng nhận hợp quy dựa theo phương thức 7. Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 7 chỉ có giá trị đối với từng mặt hàng nhập khẩu.
Kết luận
Chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Doanh nghiệp hãy thực hiện đúng quy trình chứng nhận để khẳng định chất lượng và an toàn của sản phẩm, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.