Giỏ hàng

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm | Những điều cần lưu ý

Nội dung bài viết

    Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

    dang-ky-nhan-hieu-san-pham

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

     

    1. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

    Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là việc làm quan trọng để chủ sở hữu có thể bảo hộ độc quyền sản phẩm của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khác mà chủ sở hữu sản phẩm cần đăng ký nhãn hiệu như: 

    • Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;

    • Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

    • Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

    • Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký;

    • Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang nhãn hiệu của người khác;

    Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi đơn vị kinh doanh.

    Trên thực tế giá trị nhãn hiệu của doanh nghiệp còn lớn hớn giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Theo thống kê năm 2020, giá trị nhãn hiệu của một số nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới được xác định vô cùng lớn. Ví dụ: nhãn hiệu Apple có trị giá 323 tỷ USD, nhãn hiệu Amazon có trị giá 201 tỷ USD, nhãn hiệu Microsoft có trị giá 166 tỷ USD, nhãn hiệu Google có trị giá 165 tỷ USD,  nhãn hiệu Samsung có trị giá 62 tỷ USD, nhãn hiệu Coca-Cola có trị giá 57 tỷ USD, nhãn hiệu McDonald’s có trị giá 43 tỷ USD,…

    tam-quan-trong-cua-dang-ky-nhan-hieu-san-pham

    Tầm quan trọng của đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

    ✍  Xem thêm: Phát triển sản phẩm là gì? 5 lời khuyên chuyên gia dành cho bạn

     

    2. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

    Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).

    Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:

    • Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.

    • Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.

    • Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.

    • Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.

    • Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.

     

    Mẫu nhãn hiệu

    Giấy ủy quyền

    Phí, lệ phí

    Tài liệu chứng minh quyền sử dụng

    Các tài liệu khác

    Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.

    Giấy ủy quyền nộp đơn: 01 bản (nếu nộp qua Tổ chức Đại diện).

    Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).

    Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.

    Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.

    Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).

    Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

    Số lượng: 01 bản.

    Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

    to-khai-dang-ky-nhan-hieu

    Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

    ✍  Xem thêm: Giấy phép lưu hành sản phẩm là gì?

     

    3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Để có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước sau:

    • Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

    • Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

    • Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

    • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

    • Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

    • Bước 6: Công bố đơn

    • Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

    • Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng hộ

    • Bước 9: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

     

    4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

    • Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

    • Thông qua các Đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn và thực hiện thủ tục trọn gói.

    Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài

    • Chỉ có thể nộp đơn đăng ký thông qua các Đại diện sở hữu trí tuệ.

    cach-thuc-dang-ky-nhan-hieu-san-pham

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

    ✍  Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết chứng nhận chất lượng hàng hóa

     

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng nhận OCOP. Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến chứng nhận hoặc các dịch vụ khác của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email Viendaotaovinacontrol@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết và miễn phí!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083