Điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Nội dung bài viết
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, xuất nhập khẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều kiện xuất nhập khẩu là những quy định và yêu cầu pháp lý mà các doanh nghiệp và các quốc gia phải tuân thủ để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và công bằng trong hoạt động giao thương quốc tế. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giới thiệu về điều kiện có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu, trong tiếng Anh còn được gọi là import-export, là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu mà chính phủ Việt Nam đang quan tâm và ưu tiên cao. Mục tiêu của hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia khác, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh được Nhà nước quan tâm và ưu tiên cao
✍Xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? 6 điều quan trọng cần biết
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu:
1.1 Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.2 Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.3 Một số khái niệm cần biết trong ngành xuất nhập khẩu
a. CO CQ là gì?
- CO (Certuficate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xưởng hay chứng nhận xuất xứ sản phẩm.
- CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu của của nước sản xuất hoặc quốc tế.
Hai loại chứng nhận này đều rất quan trọng với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
b. Incoterms là gì?
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
c. UCP là gì?
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
d. Thư tín dụng (L/C) là gì?
Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
e. Hàng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu (Exports) là hàng hóa hoặc dịch vụ được bán từ một quốc gia sang các quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Hàng xuất khẩu được coi là một nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế của một quốc gia, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm, thu hút đầu tư và nâng cao mức sống của người dân.
f. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với thương nhận Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện để xuất, nhập khẩu hàng hóa như sau:
2. Điều kiện xuất khẩu
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
- Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
- Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện xuất khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
✍Xem thêm: Cấp chứng nhận CE vào thị trường EU
3. Điều kiện nhập khẩu
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo các điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
- Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung quyền nhập khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là thông tin cần lưu ý về điều kiện xuất nhập khẩu. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ kiểm tra hàng nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.