Giỏ hàng

Giám định chất lượng và số lượng hàng hoá | Hỗ trợ toàn quốc

Nội dung bài viết

    Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Trong bài viết hôm nay, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ cung cấp các thông liên quan đến hoạt động giám định số lượng và chất lượng.

     

    1. Giám định chất lượng và số lượng là gì?

    Giám định chất lượng và số lượng hàng hoá là quá trình kiểm tra và đánh giá các thuộc tính của sản phẩm để xác định xem chúng đáp ứng các yêu cầu chất lượng và số lượng đã đặt ra hay không. Đây là một hoạt động quan trọng trong quản lý chất lượng và đảm bảo tính đúng đắn của các giao dịch thương mại.

    Người mua hàng hay người bán có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

    Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở, và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với qui cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

    Giám định để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

    Giám định để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

    ✍ Xem thêm: Những điều cần biết về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

    2. Lợi ích khi tiến hành giám định chất lượng và số lượng        

    Việc tiến hành giám định chất lượng và số lượng của hàng hoá mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với cả người mua và người bán, cũng như đối với toàn bộ quá trình thương mại. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của quá trình này:

    • Giám định chất lượng đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận được sản phẩm đạt chất lượng và an toàn; Ngăn chặn lưu thông hàng giả mạo, bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro sử dụng sản phẩm không đảm bảo.
    • Chứng chỉ giám định là minh chứng về sự minh bạch và trung thực trong kinh doanh; Người mua có niềm tin cao hơn vào thương hiệu và sản phẩm có chứng chỉ giám định.
    • Đảm bảo chất lượng và số lượng đúng giúp giảm thiểu khả năng phải đối mặt với khiếu nại và trả lại hàng; Hạn chế mất mát do mối quan hệ kinh doanh xấu, giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận.
    • Giám định chất lượng và số lượng là công cụ quan trọng để kiểm soát quy trình sản xuất và giữ cho sản phẩm đạt chất lượng cao; Giúp phát hiện lỗi sản xuất sớm, tránh được việc sản xuất hàng loạt sản phẩm lỗi.
    • Chứng chỉ giám định là yếu tố quan trọng khi xuất khẩu, giúp sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Dễ dàng thâm nhập vào các thị trường quốc tế nơi yêu cầu chất lượng cao.
    • Việc thường xuyên giám định chất lượng làm tăng tính đáng tin cậy của doanh nghiệp trong mắt đối tác kinh doanh. Góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với đối tác.
    • Quá trình giám định chất lượng và số lượng không chỉ là một bước quan trọng trong chuỗi cung ứng mà còn là một chiến lược quan trọng để xây dựng và duy trì uy tín trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

    Giám định viên Vinacontrol thực hiện công tác giám định hàng hoá

    Giám định viên Vinacontrol thực hiện công tác giám định hàng hoá 

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận xuất xưởng - Hướng dẫn thủ tục chi tiết

    3. Thủ tục giám định hàng hoá

    ► Bước 1. Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

    Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được :

    • Giấy yêu cầu: Nội dung ghi đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của khách hàng
    • Số lượng, khối lượng hàng hóa bị tổn thất
    • Các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp
    • Văn bản mô tả tình trạng kỹ thuật của bao bì và hàng hóa (nếu có)
    • Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định.
    • Giấy tờ kèm theo: đúng, đủ và đồng bộ phù hợp với tài sản cần giám định.

    ► Bước 2. Khảo sát, kiểm tra thực tế

    • Tới địa điểm giám định và lấy mẫu:
    • Lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu.
    • Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ ...
    • Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hoá trên hồ sơ và thực tế;
    • Xác định số lượng, khối lượng thiệt hại, tình trạng chất lượng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù của từng loại tài sản, hàng hóa cần giám định; lập biên bản mô tả, chụp ảnh, ghi hình các đặc điểm chung - riêng thể hiện chất lượng của tài sản.

    ► Bước 3. Phân tích

    Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn chuyên ngành về quản lý xác định chất lượng hàng hoá, tài sản, Giám định viên phải đối chiếu giữa thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên ngành để xác định chất lượng còn lại của tài sản, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

    • Đặc điểm pháp lý.
    • Đặc điểm kỹ thuật.
    • Điều kiện bảo quản.
    • Tình trạng bao bì, nhãn mác …
    • Điều kiện vận hành, chạy thử;
    • Các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản, hàng hoá,…. 

    ► Bước 4. Ban hành kết quả giám định

    Lập Chứng thư giám định, báo cáo kết quả giám định gửi cho khách hàng.

    ► Bước 5. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giám định, lưu hồ sơ giám định

    Hồ sơ pháp lý có liên quan tới hoạt động giám định tài sản, hàng hoá gồm:

    • Vận tải đơn; Phiếu đóng gói hàng hóa.
    • Biên bản hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên (nếu có); Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (nếu có).
    • Hợp đồng mua bán; Catalog, tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; sơ đồ thiết kế, đặc tính vật liệu …
    • Giấy chứng nhận phẩm chất.
    • Hóa đơn thương mại; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
    • Phiếu chi mua bảo hiểm; Hóa đơn thu phí bảo hiểm; Thông báo thu phí bảo hiểm; Thông báo tổn thất mất mát.
    • Biên bản giám định hiện trường.
    • Giấy chứng nhận giám định ; Chứng thư giám định về số lượng và tình trạng; Chứng thư giám định về khối lượng hàng hóa.
    • Biên bản lấy mẫu hàng hóa; Phiếu kết quả thử nghiệm.
    • Bảng tính giá trị hàng bị tổn thất và hư còn thu hồi được và chi phí sản xuất phát sinh.
    • Kết quả dỡ hàng khỏi container.
    • Khiếu nại bồi thường tổn thất.
    • Giấy ủy quyền.

    Giám định viên Vinacontrol lấy mẫu sản phẩm hàng hoá

    Giám định viên Vinacontrol lấy mẫu sản phẩm hàng hoá

    4. Một số lưu ý khi giám định chất lượng số lượng hàng hoá

    Khi thực hiện quá trình giám định chất lượng và số lượng hàng hoá, có một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

    ► Hồ sơ giám định doanh nghiệp cần chuẩn bị:

    • Hợp đồng;
    • Hóa đơn;
    • Vận đơn;
    • Packing List;
    • Manifest;
    • COA, CO, CQ, Tài liệu sản phẩm (nếu có).

    Viện đào tạo Vinacontrol hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động giám định chất lượng và số lượng

    Viện đào tạo Vinacontrol hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động giám định chất lượng và số lượng

    ✍ Xem thêm: Giám định dăm gỗ | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

    ► Hợp tác với tổ chức giám định có uy tín

    Được biết đến với Thương hiệu Vinacontrol 65 năm, hiện là tổ chức giám định hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình trong các dịch vụ. Với đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, Viện đào tạo Vinacontrol luôn đáp ứng xuất sắc các yêu cầu giám định một cách kịp thời, nhanh chóng nhất. Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định chất lượng & số lượng của hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083  miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhanh nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083