Kiểm định đồng hồ khí công nghiệp | Uy tín - Chi phí thấp
Nội dung bài viết
Kiểm định đồng hồ khí công nghiệp là hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2013/TT-BKHCN nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất cũng như người lao động. Trong bài viết này, hãy cùng Viện đào tạo Vinacontrol tìm hiểu sâu hơn về hoạt động này.
1. Kiểm định đồng hồ khí công nghiệp
Kiểm định đồng hồ đo khí là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận đồng hồ đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Kiểm định đồng hồ khí công nghiệp là hoạt động bặt buộc theo quy định
✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
2. Điều kiện thực hiện kiểm định đồng hồ khí công nghiệp
Khi tiến hành kiểm định ĐHK phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Địa điểm kiểm định phải sạch sẽ, thoáng, không có các chất ăn mòn hóa học, không có các nguồn gây biến đổi lớn về nhiệt độ môi trường và nhiệt độ chất kiểm định; không gây rung động trong quá trình kiểm định.
- Đảm bảo duy trì điều kiện môi trường nằm trong phạm vi dưới đây trong suốt quá trình kiểm định.
- Đảm bảo các đầu nối, ống dẫn khí trong hệ thống kiểm định phải kín. Đảm bảo điều kiện áp suất ổn định trong quá trình kiểm định qua hệ thống van điều áp.
- Sấy các thiết bị điện tử theo quy định của nhà sản xuất trước khi thực hiện phép đo.
- Đảm bảo phía trước và phía sau ĐHK phải có đoạn ống thẳng thỏa mãn yêu cầu của nhà sản xuất.
- Lưu chất kiểm định thường là không khí khô có độ ẩm nhỏ hơn 40 % trừ khi nhà sản xuất có quy định về lưu chất kiểm định cho ĐHK. Lưu chất kiểm định phải được làm sạch, tách ẩm bằng máy hút ẩm chuyên dùng và ổn định nhiệt độ trước khi đưa vào kiểm định.
- Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất tại đồng hồ phải có giấy chứng nhận hiệu chuẩn/kiểm định còn hiệu lực được cấp bởi phòng hiệu chuẩn/kiểm định có thẩm quyền.
Trước khi tiến hành kiểm định, cần đảm bảo 6 yếu tố nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm định
✍ Xem thêm: Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế
3. Đồng hồ khí được kiểm định theo quy trình nào?
Đồng hồ đo lưu lượng khí công nghiệp và đo khí dân dụng được kiểm định theo Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 253:2015 và ĐLVN 239:2011
Quy trình kiểm định trải qua các bước cơ bản như sau:
Kiểm tra bên ngoài: Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra nhãn mác: Đồng hồ phải có ký hiệu chiều lưu lượng, có nhãn mác ghi rõ xuất xứ, số hiệu sản phẩm (serial), năm sản xuất, đường kính danh nghĩa, áp suất công tác, đường kính lỗ tiết lưu.
- Kiểm tra tài liệu kèm theo: đồng hồ phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và thuyết minh phương pháp tính toán kèm theo.
Kiểm tra lần lượt các hạng mục quy định trong phụ lục 1 để đảm bảo không có sai lệch rõ ràng có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Kiểm tra kỹ thuật: Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau: Bề mặt các chi tiết của tấm tiết lưu không có hiện tượng sứt mẻ. Không có hiện tượng cong vênh tấm tiết lưu.
Kiểm tra đo lường: Có hai phương pháp kiểm tra đo lường được áp dụng tùy theo điều kiện của đồng hồ.
- Phưong pháp kiểm tra hình học
- Phương pháp kiểm tra so sánh trực tiếp với chuẩn
Quá trình thực hiện kiểm định đồng hồ đo khí sẽ trải qua 3 bước
4. Xử lý kết quả kiểm định đồng hồ khí
Sau khi hoàn tất công việc kiểm định, kết quả kiểm định đồng hồ khí sẽ được xử lý như sau:
- Đồng hồ khí sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định ...) theo quy định.
- Đồng hồ khí sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có)
- Chu kỳ kiểm định của ĐHK: 12 tháng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định đồng hồ đo khí, nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ sớm nhất.