Kiểm định tời điện nâng hàng | 5 lưu ý cần phải biết
Nội dung bài viết
Tời điện nâng hàng là một thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp nặng như xây dựng, sản xuất hay kho vận. Tuy nhiên, bạn đã từng dừng lại để suy nghĩ về việc kiểm định tời điện chưa? Kiểm định tời nâng hàng không chỉ đảm bảo rằng thiết bị của bạn hoạt động tốt, mà còn giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên và tối ưu hóa các quy trình làm việc. Điều này có nghĩa là tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời cũng giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
Hãy tưởng tượng: bạn đã đầu tư hàng trăm triệu đồng vào một dây chuyền sản xuất hiện đại, và bất ngờ, tời điện bị hỏng, làm gián đoạn toàn bộ hệ thống. Những hậu quả nghiêm trọng này có thể được tránh được nếu bạn thực hiện kiểm định tời điện định kỳ. Trong bài viết này, cùng Viện đào tạo Vinacontrol tìm hiểu về hoạt động kiểm định tời điện theo quy định hiện hành.
1. Tại sao cần kiểm định tời nâng hàng?
Tời nâng hàng là thiết bị quen thuộc trong các xí nghiệp, công trình xây dựng. Các loại tời nâng hàng trên thị trường hiện nay rất đa dạng từ thủ công đến tự động, tùy vào mục đích và ngân sách của người dùng.
Trong đó, loại được ưa chuộng nhất tại các nhà xưởng là dòng tời nâng thủ công do giá thành phải chăng, chi phí đầu tư ban đầu không lớn, phù hợp với những doanh nghiệp mới thành lập.
Giá cả của tời nâng hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. Vì vậy, những loại tời giá rẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động.
Kiểm định định kỳ tời điện nâng hàng là việc làm vô cùng cần thiết để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị.
Kiểm định định kỳ tời điện nâng hàng là việc làm vô cùng cần thiết
✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
2. Các hình thức kiểm định tời điện nâng hàng
Có 3 hình thức kiểm định bao gồm:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Quy trình kiểm định tời nâng hàng như thế nào?
Kiểm định an toàn tời điện sẽ được thực hiện theo những bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
- Kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
- Các chế độ thử tải
- Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Có 6 bước kiểm định tời điện theo quy định
✍ Xem thêm: 7 nội dung quan trọng cần biết về kiểm định chất lượng sản phẩm
4. Điều kiện thực hiện kiểm định tời điện nâng hàng
Khi thực hiện kiểm định tời điện, phải đảm bảo các điều điện sau đây:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
- Các yếu tốt môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
5. Cần chuẩn bị gì trước khi kiểm định tời điện?
Trước khi kiểm định, tổ chức kiểm định và cơ sở sản xuất sẽ phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiện kiểm định. Với từng loại hình kiểm định khác nhau, cơ sở sản xuất sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ cụ thể như sau:
a. Kiểm định lần đầu
- Lý lịch hồ sơ của thiết bị như: Bản vẽ chế tạo, hướng dẫn vận hành;
- Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị như: Các chứng chỉ về kinh loại chế tạo, kim loại hàn; Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn; Biên bản nghiệm thử xuất xương;
- Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở, cách điện động cơ,...;
- Hồ sơ lắp đặt;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
b. Kiểm định định kỳ:
- Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểmđịnh lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bảnthanhtra,kiểm tra (nếu có).
c. Kiểm định bất thường:
- Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
Với mỗi loại hình kiểm định, cơ cở cần chuẩn bị đủ các hồ sơ theo yêu cầu
✍ Xem thêm: Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người | Những điểm cần lưu ý
6. Chi phí kiểm định tời điện nâng hàng
Đối với kiểm định tời nâng hàng, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tải tải trọng, góc nâng,... Giá giao động trên thị trường từ 1tr8 đến 2 triệu đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định tời điện nâng hàng, nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn thêm thông tin về dịch vụ, vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Vinacontrol theo holine 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ một cách sớm nhất.