Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người | Uy tín - Giá rẻ
Nội dung bài viết
Vận thăng nâng hàng, nâng người là một trong những thiết bị được sử dụng trong các công trường dùng để chở người lao động và hàng, vật liệu. Do đó, thiết bị này có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng sẽ phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kiểm định vận thăng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Kiểm định vận thăng là gì?
Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người hay kiểm định an toàn vận thăng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Quy trình kiểm định này áp dụng để kiểm định vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng, bao gồm 2 loại:
- Vận thăng chở hàng có người đi kèm: là thiết bị nâng chuyên dùng để vận chuyển người và hàng hóa theo phương thẳng đứng tại các công trường, cấu tạo gồm có cabin (lồng nâng) di chuyển theo dẫn hướng thẳng đứng là thân tháp qua bộ truyền bánh răng - thanh răng (có thể có hoặc không có đối trọng).
- Vận thăng chở hàng không có người đi kèm: là thiết bị dùng để nâng, di chuyển và hạ hàng theo phương thẳng đứng hoặc phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 15°.
Kiểm định vận thăng là hoạt động đánh giá an toàn thiết bị theo quy chuẩn của Nhà nước
✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
2. Tại sao vận thăng nâng hàng, nâng người cần kiểm định?
Kiểm định vận thăng nhằm có các lợi ích sau:
Đảm bảo an toàn: Kiểm định giúp đảm bảo rằng vận thăng hoạt động an toàn và không gây nguy hiểm cho người lao động.
Tuân thủ pháp luật: Theo quy định của Nhà nước, vận thăng là thiết bị bắt buộc phải kiểm định.
Tiết kiệm chi phí: Việc phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật có thể giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai.
3. Tiêu chuẩn kiểm định vận thăng
Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định vận thăng:
- QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng.
- QTKĐ 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định anto vận thăng nâng hàng.
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
Có thể viện dẫn các tiêu chuẩn của nước ngoài để đánh giá nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Có 9 Quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiểm định vận thăng
✍ Xem thêm: 7 nội dung quan trọng cần biết về kiểm định chất lượng sản phẩm
4. Quy trình kiểm định vận thăng
Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt vận thăng
- Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch vận thăng.
- Kiểm tra móng và các liên kết giữa thân tháp và móng
- Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cáp, đường ray, thân tháp...)
- Kiểm tra cửa tầng và lồng bảo vệ
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, giảm chấn, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, ...)
- Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, ...
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
- Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
- Lập biên bản kiểm định vận thăng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định vận thăng.
Có 4 bước trong quy trình kiểm định vận thăng
✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị nâng cần phải kiểm định theo quy định
5. Thời hạn kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người
- Thời hạn kiểm định định kỳ các loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng là 01 năm.
- Đối với cần trục tháp có thời gian chế tạo đến thời điểm kiểm định quá 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.
- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
6. Chi phí kiểm định vận thăng
Chi phí kiểm định vận thăng nâng hàng được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của vận thăng cụ thể như sau:
Thiết bị | Đặc đính kỹ thuật | Mức giá |
Máy vận thăng nâng hàng, nâng hàng kèm người, nâng người | Tải trọng nâng dưới 3 tấn | 1,000,000 |
Tải trọng nâng từ 3 tấn trở lên | 700,000 | |
Nâng người có số lượng đến 10 người | 1,500,000 | |
Nâng người có số lượng trên 10 người | 2,500,000 |
Tóm lại, hoạt động kiểm định vận thăng nâng người, nâng hàng là một hoạt động bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Do đó, doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý và thực hiện đúng. Nếu bạn có nhu cần cần tư vấn thêm về dịch vụ này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.