Giỏ hàng

Kiểm định xe nâng | Quy trình và chi phí thực hiện như nào?

Nội dung bài viết

    Xe nâng hàng là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa tại các nhà máy xí nghiệp và các kho hàng. Việc đảm bảo an toàn cho người và hàng trong quá trình di chuyển được đặt nên hàng đầu vì vậy cần thực hiện kiểm định xe nâng trước khi đưa vào sử dụng là hoạt động bắt buộc theo quy định của nhà nước.

    1. Kiểm định xe nâng

    Kiểm định xe nâng hàng là công việc kiểm tra đánh giá tình trạng làm hoạt động của các bộ phận chi tiết trong xe nâng hàng theo một quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cao nhất trước khi đưa xe vào sử dụng.

    Có hai loại xe nâng cần kiểm định bao gồm:

    • Xe nâng hàng;
    • Xe nâng người.

    Kiểm định xe nâng hàng, nâng người cần thực hiện kiểm định

    Xe nâng cần thực hiện kiểm định nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành

    ✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?

    2. Tại sao cần kiểm định xe nâng?

    Xe nâng là thiết bị cần phải kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, điều này được quy định rõ trong hai văn bản pháp luật sau:

    • Theo mục 4 – điều 30 Luật an toàn vệ sinh lao động: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định.
    • Theo thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH, Xe nâng hàng là thiết bị nằm trong danh mục các loại máy thiết bị vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

    Bên cạnh việc đánh giá mức độ làm việc an toàn thì việc kiểm định xe nâng hàng còn mang đến những lợi ích to lớn như sau:

    • Đảm bảo an toàn cho người trong quá trình vận hành.
    • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
    • Cung cấp tính pháp lý khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
    • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

    Kiểm định xe nâng là hoạt động bắt buộc theo quy định của Nhà nước

    Kiểm định xe nâng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

    ✍ Xem thêm: Kiểm định tời điện nâng hàng | Quy trình thực hiện như thế nào?

    3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm định xe nâng

    Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định xe nâng được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

    • QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
    • QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
    • QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
    • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
    • TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
    • TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
    • TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
    • TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
    • TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại

    Có thể kiểm định xe nâng với các chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

    Có 9 tiêu chuẩn, quy chuẩn trong kiểm định xe nâng

    Xe nâng phải được kiểm định định kỳ và thường xuyên

    ✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị nâng cần phải kiểm định theo quy định

    4. Quy trình kiểm định xe nâng

    Khi kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

    4.1 Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng

    • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
    • Kiểm tra nhận ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
    • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước

    4.2 Khám xét kỹ thuật xe nâng

    • Xem xét việc ghi nhãn
    • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
    • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng...)
    • Hệ thống thủy lực
    • Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe ...)
    • Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương...)
    • Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.

    4.3 Thử nghiệm kỹ thuật xe nâng ở điều kiện không tải và có tải

    Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu:

    • Thử không tải để kiểm tra hoạt động hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu...)
    • Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL
    • Kiểm tra phanh tay ở mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dóc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.

    4.4 Xử lý kết quả kiểm và ban hành giấy chứng nhận kiểm định xe nâng

    Kết thúc quá trình kiểm tra và thử nghiệm xe nâng, kiểm định viên lập biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng theo mẫu quy định. Dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

    Xe nâng sau khi đạt tác tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được dán tem kiểm định

    Xe nâng sẽ được dán tem kiểm định sau khi đạt các chỉ tiêu kiểm tra

    5. Thời gian kiểm định xe nâng

    Thời gian kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người được thực hiện khi:

    • Kiểm định an toàn xe nâng lần đầu khi sử dụng.
    • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định xe nâng hàng là 2 năm/lần. Đối với xe nâng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/lần.
    • Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.

    Ngoài ra, kiểm định an toàn xe nâng còn được thực hiện khi:

    • Kiểm định trước khi xuất xưởng, trước khi bán
    • Kiểm định xuất khẩu, nhập khẩu

    6. Chi phí kiểm định xe nâng

    Chi phí kiểm định xe nâng đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng nâng của xe mà đơn vị chế tạo đã công bố.

    Tên thiết bịĐặc tính kỹ thuậtChi phí
    Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1,0 tấn trở lên, xe tự hành nâng ngườiTải trọng nâng từ 1 tấn đến 3 tấn 1.100.000
    Tải trọng nâng từ trên 3 tấn đến 7,5 tấn1.600.000
    Tải trọng nâng từ trên 7,5 tấn đến 15 tấn1.900.000
    Tải trọng nâng trên 15 tấn2.500.000
    Xe tự hành nâng người (Không phân biệt tải trọng)1.400.000

     

    Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định xe nâng theo yêu của pháp luật. Nếu quý đơn vị cần tư vấn thêm về thông tin về dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083