Kiểm kê khí nhà kính | Tại sao cần kiểm kê khí?
Nội dung bài viết
Kiểm kê khí nhà kính không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là công cụ thiết yếu để quản lý và giảm thiểu tác động của các hoạt động phát thải. Quá trình này giúp xác định lượng khí nhà kính phát thải từ các nguồn khác nhau, cung cấp thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch và triển khai các biện pháp giảm phát thải hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá kiểm kê khí nhà kính là gì, tại sao việc kiểm kê này lại quan trọng, và các bước thực hiện để đảm bảo một quy trình kiểm kê chính xác và hiệu quả.
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí nhà kính (Greenhouse Gas Inventory) là một quá trình quản lý nhằm thu thập, phân tích và báo cáo các số liệu liên quan đến lượng khí nhà kính (GHG) phát thải hoặc hấp thụ từ các hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp, hoặc quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là bước quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát lượng khí nhà kính để đánh giá tác động của chúng đến biến đổi khí hậu.
Kiểm kê khí nhà kính để đo lường tổng lượng phát thải tại doanh nghiệp theo 3 phạm vi sau:
- Phạm vi 1: Khí phát thải trực tiếp.
- Phạm vi 2: Khí phát thải gián tiếp từ nguồn năng lượng mua.
- Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp từ các hoạt động khác trong kinh doanh và sản xuất.
Kiểm kê khí nhà kính để đo lường tổng lượng phát thải tại doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Quản lý về môi trường
2. Đối tượng cần kiểm kê khí nhà kính theo quy định ở Việt Nam
Theo thống kê hiện nay, việc kiểm kê phát thải khí nhà kính có tầm quan trọng đối với từng cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ:
Chính phủ
- Theo dõi quá trình thực hiện và đo lượng sự biến đổi khí hậu.
- Xác định các nguồn phát thải khí carbon để thiết lập chính sách cũng như biện pháp giảm phát thải.
Doanh nghiệp
- Cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên môi trường.
- Giảm chi phí vận hành.
- Tăng khả năng cạnh tranh với nhiều đối thủ.
- Tránh các rủi ro về pháp lý và chi phí.
Cá nhân
- Hiểu biết và nhận thức cụ thể về các tác động của khí nhà kính với môi trường sống.
- Tìm kiếm giải pháp cải thiện lượng khí nhà kính.
Đối tượng cần kiểm kê khí nhà kính theo quy định ở Việt Nam
✍ Xem thêm: Hệ thống quản lý năng lượng là gì? 5 thông tin cần biết
3. Các lĩnh vực cần kiểm kê phát thải khí nhà kính
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc 6 lĩnh vực sau phải được kiểm kê khí trong nhà kính:
Lĩnh vực | Ngành |
Năng lượng |
|
Giao thông vận tải | Tiêu thụ nguồn năng lượng (dầu khí,…). |
Xây dựng | Tiêu thụ và sản xuất vật liệu xây dựng |
Công nghiệp |
|
Nông nghiệp, lâm nghiệp |
|
Chất thải |
|
✍ Xem thêm: HSE là gì? Vai trò của HSE trong doanh nghiệp
4. Vì sao phải kiểm kê khí nhà kính?
Theo quy định pháp luật, khí nhà kính là một hoạt động phát thải mang đến rủi ro đến môi trường cao. Do đó, việc tính toán phát thải khí nhà kính sẽ giúp quốc gia, doanh nghiệp kiểm soát lượng khí thải ra môi trường. Những quy định về kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam theo các điều luật sau:
Theo luật bảo vệ môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14)
Luật bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc cơ sở kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện theo mục 7, điều 91 như sau:
- Các tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng, duy trì hệ thống dữ liệu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê định kỳ 2 năm 1 lần với Bộ tài nguyên và Môi trường, trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo.
- Tìm kiếm giải pháp, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí carbon hằng năm cũng như các chương trình bảo vệ môi trường, sản xuất sạch trong doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch về mức giảm khí thải hằng năm để báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo.
Ngoài ra, Những lợi ích khi kiểm kê khí trong nhà kính có thể kể đến như :
- Đánh giá được tác động của các hoạt động từ con người.
- Xem xét và đưa ra chính sách, giải pháp phù hợp.
- Giám sát tiến độ giảm phát thải khí nhà kính.
- Đo lường tiến độ kế toán carbon và báo cáo.
- Phân tích, nghiên cứu để phát triển công nghệ xanh.
- Cập nhập dữ liệu để tạo động lực cho sự thay đổi.
- Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế.
Vinacontrol CE hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính trên toàn quốc
✍ Xem thêm: Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì? Cách thức xây dựng EMS
5. Quy trình kiểm kê khí nhà kính
► Bước 1: Xác định ranh giới hoạt động và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Việc xác định ranh giới hoạt động của cơ sở và lựa chọn phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Xác định ranh giới hoạt động của cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011,
Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức, bao gồm:
✔ Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính;
✔ Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp;
✔ Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.1 Thông tư 17/2022/BTNMT.
► Bước 2: Lựa chọn hệ số, thu thập số liệu phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
• Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
• Số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được lựa chọn và thu thập theo quy định tại Phụ lục II.2 Thông tư 17/2022/BTNMT.
► Bước 3: Tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
• Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ vào các phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2022/BTNMT.
• Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được tính toán dựa vào các biểu mẫu, bao gồm các bảng tính về số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải, hệ số làm nóng lên toàn cầu cho tất cả các hoạt động phát thải khí nhà kính của cơ sở.
► Bước 4: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:
✔ Xác định và kiểm tra các ranh giới hoạt động của cơ sở;
✔ Xác định và kiểm tra trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính;
✔ Xác định, áp dụng và kiểm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính;
✔ Xác định và kiểm tra các nguồn phát thải khí nhà kính;
✔ Định kỳ kiểm tra độ chính xác của các phương tiện đo;
✔ Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp định lượng, bao gồm cả số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải khí nhà kính;
✔ Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu;
✔ Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán giữa nhiều cơ sở;
✔ Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo;
✔ Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ
► Bước 5: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.3 Thông tư 17/2022/BTNMT.
► Bước 6: Tính toán lại kết quả, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong các trường hợp sau:
✔ Có thay đổi về ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
✔ Phát hiện sai sót trong thu thập, xử lý số liệu hoạt động của cơ sở dẫn đến kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính thay đổi trên 10% so với kết quả đã báo cáo;
✔ Có thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do thay đổi quyền sở hữu hoặc vận hành cơ sở;
✔ Có sai sót trong việc sử dụng phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và áp dụng hệ số phát thải.
Nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được trình bày trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo tiếp theo.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, gửi cơ quan thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định theo quy định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hoạt động kiểm kê khí nhà kính Quý doanh nghiệp cần biết. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua Hotline 1800.6083 để được chuyên viên hỗ trợ cũng như tư vấn chi tiết nhất!