Phát triển sản phẩm là gì? 5 Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn
Nội dung bài viết
Mọi thứ luôn vận động, phát triển theo chính cách thức chúng lựa chọn. Tuy nhiên sẽ không phải là sự phát triển nào cũng đem lại những lợi ích và thành công nếu chúng được tiến hành theo cách thức kém hiệu quả. Phát triển sản phẩm cũng vậy, nó chỉ đạt lợi ích cao nhất khi ta tiến hành theo cách thức đúng đắn và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản. Dưới đây là những lời khuyên cũng như đánh giá từ chuyên gia của Viện đào tạo Vinacontrol sau quá trình nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp phát triển sản phẩm hiệu quả nhất.
1. Hiểu bản chất của hoạt động phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm không phải là xóa bỏ toàn bộ cái cũ mà nó là sự kế thừa và sáng tạo, bổ sung những điểm cải tiến mới. Nó là quá trình kế thừa những thuộc tính những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng đồng thời phải loại bỏ những thứ đã quá lạc hậu gây cản trở đến sự phát triển. Trong sự phát triển có sự kế thừa này đòi hỏi sự chủ động phát hiện, khuyến khích, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp để tìm cách thúc đẩy cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo.
Phát triển sản phẩm không phải là xóa bỏ toàn bộ cái cũ mà nó là sự kế thừa và sáng tạo, bổ sung những điểm cải tiến mới
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu – Hồ sơ, thủ tục
2. Tìm hiểu các yếu tố thị trường khi phát triển sản phẩm
Phải tích cực, chủ động nghiên cứu để tìm ra được những mâu thuẫn, từ đó xác định được những biện pháp phù hợp để giải quyết, thúc đẩy quá trình phát triển.
Nhìn nhận và đánh giá khách quan thị trường để không bị dao động trước những quanh co, phức tạp, rối loạn trong quá trình tìm hiểu thị trường
Nắm được và hiểu rõ khuynh hướng phát triển hay nói cách khác là dự đoán xu hướng tiêu dùng hay sở thích, mốt của thị trường trong tương lai từ đó phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng, khách hàng tại thời điểm đó.
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, mong muốn sự mới mẻ và luôn có nhu cầu muốn được lắng nghe từ các nhà cung ứng, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Đây là một nguồn để các doanh nghiệp tìm đến và xây dựng ý tưởng, chiến lược phát triển hiệu quả.
3. Xây dựng chiến lược phát triển khoa học
Cần chủ động tìm được những phương pháp thúc đẩy sự phát triển cụ thể ở đây là xây dựng chiến lược phát triển khoa học dựa trên các căn cứ thuyết phục. Hoàn toàn tập trung vào người tiêu dùng và những gì họ muốn là một chiến lược hoàn hảo khi thỏa mãn đúng các yêu cầu của khách hàng và tăng doanh thu cho tổ chức.
Tạo ra các sản phẩm và sau đó tìm thị trường cho chúng cũng là một chiến lược tốt trong trường hợp khách hàng không phải lúc nào cũng biết họ muốn gì.
Mục đích của công tác phát triển sản phẩm là đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, người dùng và xã hội
4. Hướng dẫn quy trình cơ bản khi tiến hành phát triển sản phẩm
► Bước 1: Lên ý tưởng
Nhà phát triển cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm của mình một cách có hệ thống. Thực tế có hàng trăm ý tưởng được vạch ra tuy nhiên lại chỉ chốt thành công một vài ý tưởng để đi vào phát triển cụ thể. Có 2 nguồn lấy ý tưởng bao gồm từ nội bộ (Ban R&D,..) và bên ngoài (khách hàng, nhà phân phối, đối thủ,…). Tất cả phải đặt tiêu chí tập trung vào việc tạo ra những giá trị cho khách hàng
► Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Lựa chọn các ý tưởng đủ tốt, khả quan và có khả năng tạo ra lợi nhuận và giảm thiểu chi phí.
► Bước 3: Phát triển và thử nghiệm concept
Giai đoạn này là giai đoạn hiện thực hóa ý tưởng trong một concept cụ thể - mô tả chi tiết, hoàn thiện hơn các ý tưởng qua quá trình thử nghiệm (khảo sát, phỏng vấn nhóm người nhất định về trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ mang concept mới này)
Sản phẩm cần phải được phát triển thành vật chất để bảo đảm rằng ý tưởng này thực sự khả thi trên thị trường. Bộ phận R&D sẽ trực tiếp phát triển và thử nghiệm một hoặc nhiều phiên bản vật lý của các concept sản phẩm. Sản phẩm thường trải qua những bài kiểm tra nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.
► Bước 4:Phát triển chiến lược Marketing
Chiến lược tiếp thị khi xây dựng cần quan tâm đến 3 yếu tố:
Mô tả thị trường mục tiêu: các giải pháp, mục tiêu doanh thu, thị phần và lợi nhuận trong vài năm đầu;
Phác thảo kế hoạch chi phí, kênh phân phối và ngân sách
Kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận và các phương án marketing mới.
► Bước 5: Phân tích kế hoạch tài chính
► Bước 6: Phát triển sản phẩm
► Bước 7: Thử nghiệm trong phạm vi giới hạn
Doanh nghiệp sẽ có cơ hội thử nghiệm tất cả các yếu tố trước khi quyết định đầu tư đầy đủ.
► Bước 8: Thương mại hóa
Bước cuối cùng là doanh nghiệp có một sản phẩm đang hoạt động, chiến lược tiếp thị và tất cả thông tin liên quan mà doanh nghiệp cần để làm cho nó hoạt động. Lúc này, doanh nghiệp phải quyết định có nên tung ra sản phẩm mới hay không.
Hai yếu tố cần xem xét trong bước này chính là thời gian và địa điểm. Nếu doanh nghiệp khởi chạy không đúng thời điểm và / hoặc địa điểm, sản phẩm của doanh nghiệp có thể sẽ thất bại.
Việc nghiên cứu cải tiến là cần thiết xảy ra ở mọi thời điểm và giai đoạn
✍ Xem thêm: Chu trình cải tiến liên tục PDCA - Hướng dẫn áp dụng tại doanh nghiệp
5. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến để duy trì thành quả phát triển sản phẩm
Sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành thì doanh nghiệp cũng có thể thực hiện vài điều chỉnh, sáng tạo tính năng mới trong sản phẩm gốc nhằm kích thích tăng doanh số.
Khi vòng đời của sản phẩm đã đến giai đoạn cuối, khi đó, doanh nghiệp có thể giới thiệu một số phiên bản mới và cải tiến để thu hút khách hàng.
Khi nhận thấy sản phẩm đang có doanh số thấp thì đã đến lúc bạn cần thay đổi để cải thiện tình hình.
Tóm lại, việc nghiên cứu cải tiến là cần thiết xảy ra ở mọi thời điểm và giai đoạn. Mục đích là đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, người dùng và xã hội.
Trên đây là 5 nội dung mà chuyên gia tại Viện đào tạo Vinacontrol muốn gửi đến các Bạn đang tìm kiếm những góc nhìn, kinh nghiệm, kiến thức về việc phát triển sản phẩm nói riêng và công ty, doanh nghiệp nói chung. Mọi yêu cầu hỗ trợ về các khóa học và dịch vụ khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 để nhận hỗ trợ nhanh nhất.