Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động (PPE) mới nhất 2025
Nội dung bài viết
An toàn lao động không phải là lựa chọn – mà là nghĩa vụ bắt buộc. Trong bất kỳ ngành nghề nào có yếu tố nguy hiểm, thiết bị bảo hộ lao động (PPE) chính là “lá chắn” đầu tiên và cuối cùng bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo thiết bị thực sự phát huy tác dụng, việc thử nghiệm – kiểm định thiết bị bảo hộ lao động là điều bắt buộc theo pháp luật và cần thiết về mặt thực tiễn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ:
1. Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động là gì?
Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động (PPE) là quá trình kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng và khả năng bảo vệ của các thiết bị dùng trong môi trường làm việc có yếu tố nguy hiểm.
Thiết bị chưa qua thử nghiệm, chưa có chứng nhận hợp quy thì không được lưu hành, sử dụng, nhập khẩu hoặc cung cấp ra thị trường.
Mục tiêu của quá trình thử nghiệm là đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn (TCVN, ISO, EN...) trước khi được đưa vào sử dụng thực tế hoặc lưu hành trên thị trường.
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động | Hướng dẫn thủ tục
2. Tại sao bắt buộc phải thử nghiệm thiết bị bảo hộ?
Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật đơn thuần, mà còn là yếu tố bắt buộc về pháp lý và đạo đức trong việc đảm bảo quyền được an toàn của người lao động. Dưới đây là những lý do cốt lõi khiến việc thử nghiệm PPE trở thành yêu cầu không thể thiếu:
Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam, việc kiểm định và thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động là bắt buộc:
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (84/2015/QH13): Là nền tảng pháp lý quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó quy định rõ danh mục thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định.
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục cụ thể các loại thiết bị bảo hộ cá nhân cần kiểm định định kỳ.
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN: Quy định về việc công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa.
✍ Xem thêm: Thử nghiệm thảm cách điện | Đơn vị thử nghiệm uy tín
3. Các loại dịch vụ thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động
Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động được thực hiện dựa trên tính chất sử dụng và mức độ rủi ro của từng loại thiết bị trong môi trường làm việc thực tế. Dưới đây là các nhóm dịch vụ thử nghiệm phổ biến, được thiết kế để đảm bảo các thiết bị đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi sử dụng:
Loại thử nghiệm | Mục đích kiểm tra | Thiết bị áp dụng |
Sinh học | Đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật gây bệnh – đặc biệt quan trọng trong môi trường y tế, hóa chất | Khẩu trang, găng tay dùng trong y tế, đồ bảo hộ phòng dịch |
Hóa học | Kiểm tra khả năng chống thấm, chống xâm nhập của hóa chất ở trạng thái lỏng và khí | Quần áo chống hóa chất, găng tay cao su, ủng chuyên dụng |
Mức độ bảo vệ tổng thể | Xác định hiệu quả chống tia bắn, chất lỏng độc hại, hơi hóa chất – đảm bảo bảo vệ toàn thân khi tiếp xúc rủi ro cao | Quần áo bảo hộ hóa chất, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ toàn thân |
Chống va đập, cơ học | Đo lường khả năng chịu lực, chống va đập, chống xuyên thủng từ vật thể rơi hoặc nhọn | Mũ bảo hộ, giày mũi thép, kính chống vỡ, găng tay cơ khí |
PPE chuyên dụng | Thử nghiệm đặc thù dành cho thiết bị bảo hộ dùng trong môi trường nguy hiểm như thi công trên cao, cứu hộ, hàn xì... | Dây đai an toàn, thiết bị chống rơi, quần áo chống cháy, đồ hàn, áo phản quang |
Thiết bị cách điện | Đảm bảo khả năng cách điện theo tiêu chuẩn đối với thiết bị bảo hộ tiếp xúc với dòng điện hoặc môi trường điện áp cao | Găng tay cao su cách điện, sào cách điện, ủng, thảm cách điện |
Nên kiểm định định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu hỏng hóc, thay đổi nhà cung cấp hoặc nhập lô hàng mới để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
✍ Xem thêm: Thử nghiệm giày, ủng cách điện | Hỗ trợ từ A-Z
4. Quy trình thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động
Quy trình thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động (PPE) thường bao gồm 4 bước cơ bản, nhằm đảm bảo kết quả chính xác và khách quan:
Bước 1: Tiếp nhận mẫu
Doanh nghiệp gửi mẫu thiết bị cần thử nghiệm đến đơn vị kiểm định. Mẫu có thể là sản phẩm đại diện, ngẫu nhiên từ lô hàng, hoặc theo yêu cầu cụ thể của đơn vị thử nghiệm.
Bước 2: Tư vấn và xác định tiêu chuẩn thử nghiệm
Dựa vào loại thiết bị và mục đích sử dụng, chuyên gia thử nghiệm sẽ tư vấn doanh nghiệp chọn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cần áp dụng (TCVN, ISO, EN, ANSI...).
Bước 3: Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm
Thiết bị được đưa vào phòng thí nghiệm và tiến hành kiểm tra các yếu tố như: độ bền, khả năng chống hóa chất, kháng khuẩn, cách điện, chịu nhiệt, chống va đập... bằng thiết bị đo đạt chuyên dụng.
Bước 4: Phân tích kết quả và cấp biên bản
Sau khi thử nghiệm hoàn tất, đơn vị thử nghiệm sẽ phân tích dữ liệu, lập báo cáo chi tiết và cấp biên bản thử nghiệm. Báo cáo ghi rõ kết quả (đạt/không đạt) và thời hạn hiệu lực.
✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 | Chi phí và thời gian đào tạo
5. Thời gian thực hiện và số lượng mẫu đề xuất
Tùy theo loại thiết bị, độ phức tạp và tiêu chuẩn áp dụng, thời gian thử nghiệm sẽ dao động từ 5 đến 15 ngày làm việc. Dưới đây là khung thời gian và số lượng mẫu gợi ý để doanh nghiệp chuẩn bị:
Loại thiết bị | Thời gian thử nghiệm (ngày làm việc) | Số mẫu khuyến nghị |
Mũ bảo hộ, kính bảo hộ | 5 – 7 ngày | 2 mẫu |
Găng tay, giày bảo hộ | 6 – 10 ngày | 3 – 5 mẫu |
Dây đai, dây chống rơi | 6 – 9 ngày | 2 – 3 mẫu |
Thiết bị cách điện | 7 – 10 ngày | 1 – 2 mẫu (tùy loại) |
Chi phí thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động phụ thuộc vào: chủng loại và số lượng thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật cần áp dụng và mức độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật trong kiểm định
Việc thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động không chỉ là thủ tục pháp lý mà còn là hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế tai nạn và xây dựng uy tín bền vững cho doanh nghiệp.
Nếu bạn đang sử dụng, nhập khẩu hoặc sản xuất PPE, hãy chủ động kiểm định thiết bị định kỳ — đặc biệt là trước các đợt thanh tra, đấu thầu hoặc đưa vào môi trường có rủi ro cao. Liên hệ tư vấn và hỗ trợ Hotline: 1800.6083 (miễn phí) dể được nhận báo giá chi tiết.