Giỏ hàng

Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Vệ Sinh Năm 2025

Nội dung bài viết

    Thiết bị vệ sinh là một trong những mặt hàng quan trọng trong ngành xây dựng, được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và thương mại. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu thiết bị vệ sinh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục, chi phí, thuế suất và những lưu ý quan trọng khi thực hiện nhập khẩu mặt hàng này.

    1. Cơ Sở Pháp Lý Và Chính Sách Nhập Khẩu

    Việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh phải tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành, bao gồm:

    • Thông tư 10/2024/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) quy định về kiểm tra chất lượng thiết bị vệ sinh nhập khẩu.
    • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động ngoại thương.
    • Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hải quan.
    • Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    Chậu rửa, bồn tiểu nam nữ và bệ xí bệt bắt buộc phải kiểm tra chất lượng ttrước khi thông quan

    Theo các quy định trên, thiết bị vệ sinh mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, thiết bị vệ sinh đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu theo chính sách quản lý nhà nước. Một số loại thiết bị vệ sinh có thể yêu cầu kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Xây dựng.

    ✍ Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa | Chi tiết 9 bước thực hiện

    2. Mã HS Của Thiết Bị Vệ Sinh Nhập Khẩu

    Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS của thiết bị vệ sinh để khai báo hải quan và áp dụng thuế suất phù hợp. Một số mã HS phổ biến bao gồm:

    Mã HSMô tảThuế NK ưu đãi (%)
    7324.10.90
    6910.10.00
    Chậu rửa35%
    7324.90.10
    6910.10.00
    Bồn tiểu nam treo tường35%
    7324.90.10
    6910.10.00
    Bồn tiểu nữ35%
    7324.90.10
    6910.10.00
    Bệ xí bệt35%

    Ngoài mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường, doanh nghiệp có thể được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ từ các quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam.

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16/2023 | Hỗ trợ toàn quốc 

    3. Chi Phí Và Thuế Trong Quá Trình Nhập Khẩu

    Thuế nhập khẩu thiết bị vệ sinh bao gồm:

    • Thuế nhập khẩu: Tính theo mã HS và thuế suất quy định.
    • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%.

    Công thức tính thuế:

    • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x Thuế suất nhập khẩu.
    • Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.

    Trị giá CIF bao gồm giá xuất xưởng của hàng hóa, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế. Do đó, doanh nghiệp cần tối ưu hóa các yếu tố chi phí để giảm thiểu gánh nặng thuế quan.

    4. Hồ Sơ Nhập Khẩu Thiết Bị Vệ Sinh

    Để thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

    • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
    • Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
    • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
    • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp.
    • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.
    • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
    • Tờ khai trị giá, người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy).
    • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định để nhập khẩu thiết bị vệ sinh

    ✍ Xem thêm: Những điều cần biết về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

    5. Thời Hạn Giải Quyết Và Lệ Phí

    • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: Ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật.
    • Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
      • Hoàn thành kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
      • Hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan.

    Cách thức thực hiện: Điện tử.

    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.
    • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.

    Phí, lệ phí: 20.000 VNĐ (có thể thay đổi tùy từng thời điểm).

    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan.

    ✍ Xem thêm: Thủ tục chứng nhận hợp quy bồn cầu vệ sinh | Thời gian và chi phí

    6. Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Vệ Sinh

    Bước 1: Đăng Ký Kiểm Tra Chất Lượng

    Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng thiết bị vệ sinh nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BXD. Việc kiểm tra có thể thực hiện tại cảng hoặc kho lưu trữ hàng hóa.

    Bước 2: Khai Báo Hải Quan

    Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan thông qua hệ thống VNACCS. Hồ sơ khai báo bao gồm các chứng từ hợp lệ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn, packing list, v.v.

    Bước 3: Kiểm Tra Hàng Hóa Và Lấy Mẫu

    Hải quan có thể yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa và lấy mẫu để kiểm định chất lượng. Quá trình này sẽ ảnh hưởng đến thời gian thông quan, do đó doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và giấy tờ liên quan.

    Bước 4: Mở Tờ Khai Và Nộp Thuế

    Hệ thống hải quan sẽ phân luồng kiểm tra hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) để xác định mức độ kiểm tra. Sau khi hoàn tất kiểm tra và xử lý thuế nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiếp tục quá trình thông quan.

    Bước 5: Thông Quan Và Nhận Hàng

    Sau khi hải quan xác nhận tờ khai hợp lệ và thuế đã được thanh toán, doanh nghiệp có thể nhận hàng và vận chuyển về kho bảo quản.

    Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, Viện đào tạo Vinacontrol hy vọng các thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình nhập khẩu vật liệu xây dựng thuận lợi và đúng quy định pháp luật.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083