Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 | Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính
Nội dung bài viết
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các tổ chức và doanh nghiệp đang đối mặt với yêu cầu cấp bách về giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 là công cụ giúp các tổ chức đo lường, kiểm kê và báo cáo lượng phát thải GHG một cách chính xác và minh bạch. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn này qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về ISO 14064-1:2018
1.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14064
Vào tháng 03/2006, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) đã hoàn thành phát triển ISO 14064 trong 4 năm, một tiêu chuẩn quốc tế gồm 3 phần về hoạt động quản lý khí nhà kính, bao gồm cả việc phát triển các bản kiểm kê phát thải thực thể.
Quá trình xây dựng Tiêu chuẩn ISO 14064 có sự tham gia của hơn 175 chuyên gia đại diện từ 45 quốc gia. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm kê khí nhà kính nhằm cung cấp một cấu trúc cơ bản để có thể thực hiện đánh giá độc lập nhất quán và đáng tin cậy.
Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14064
✍ Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính | Tại sao cần kiểm kê khí?
1.2 Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 là gì?
ISO 14064-1:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay của tiêu chuẩn ISO 14064-1 được ban hành vào tháng 12/2018. ISO 14064-1:2018 ra đời thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 14064-1:2006 (được ban hành vào tháng 03/2006).
ISO 14064-1:2018 là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14064, nhằm hỗ trợ các tổ chức trong việc quản lý lượng khí nhà kính. Đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn, cung cấp các nguyên tắc và yêu cầu về việc thiết lập hệ thống kiểm kê khí nhà kính tại cấp tổ chức. Tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp xác định, đo lường và quản lý lượng phát thải cũng như các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính.
ISO 14064-1:2018 không chỉ áp dụng cho các tổ chức thuộc lĩnh vực sản xuất, mà còn phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp có nhu cầu kiểm soát phát thải khí nhà kính, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1.3 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064-1
Tiêu chuẩn ISO 14064-1 phù hợp với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các tổ chức đều có thể áp dụng và triển khai thẩm định ISO 14064-1 để xác định, kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, tại Việt Nam, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 01/2022/QĐ-TTg và 13/2024/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó sẽ có khoảng 2000 các Doanh Nghiệp Việt Nam thuộc phạm vi của Quyết định này và phải tiến hành chứng nhận ISO 14064 để chứng minh sự tuân thủ.
Các doanh nghiệp được nhắc tới thuộc các lĩnh vực chính sau:
STT | Lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính |
I. | Năng lượng |
1 | Công nghiệp sản xuất năng lượng |
2 | Khai thác than |
3 | Khai thác dầu và khí tự nhiên |
II | Giao thông vận tải |
1 | Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải |
III. | Xây dựng |
1 | Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng |
2 | Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng |
IV. | Các quá trình công nghiệp |
1 | Sản xuất hóa chất |
2 | Luyện kim |
3 | Công nghiệp điện tử |
4 | Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn |
5 | Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác |
V. | Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất |
1 | Chăn nuôi |
2 | Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất |
3 | Trồng trọt |
4 | Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
5 | Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp |
VI. | Chất thải |
1 | Bãi chôn lấp chất thải rắn |
2 | Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học |
3 | Xử lý và xả thải nước thải |
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064-1
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 14001:2015 - Quản lý môi trường
2. Các phần của ISO 14064:2018
ISO 14064 bao gồm 3 phần chính, mỗi phần đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và giảm thiểu phát thải GHG:
- ISO 14064-1:2018: Quy định các yêu cầu và hướng dẫn về việc kiểm kê và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính tại cấp độ tổ chức.
- ISO 14064-2:2018: Đưa ra hướng dẫn về việc kiểm kê và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính cho các dự án giảm thiểu khí nhà kính, tập trung vào việc đo lường các hoạt động cải tiến và giảm phát thải.
- ISO 14064-3:2018: Cung cấp quy trình đánh giá và thẩm định độc lập về hệ thống kiểm kê khí nhà kính của tổ chức.
Trong đó ISO 14064-1 là tiêu chuẩn được quan tâm và và phổ biến hơn cả.
3. Nội dung tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018
Dưới đây là các nội dung được nhắc đến trong tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 bạn đọc cần nắm rõ.
Các phần | Nội dung liên quan |
Phạm vi, Tài liệu tham khảo, Thuật ngữ và định nghĩa | 1. Phạm vi 2. Tài liệu tham khảo 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3.1 Thuật ngữ liên quan đến khí nhà kính 3.2 Thuật ngữ liên quan đến quá trình kiểm kê khí nhà kính 3.3 Thuật ngữ liên quan đến vật liệu sinh học và sử dụng đất 3.4 Thuật ngữ liên quan đến tổ chức, bên liên quan và xác minh
|
4. Nguyên tắc
| 4.1 Tổng quát 4.2 Sự liên quan 4.3 Tính đầy đủ 4.4 Tính nhất quán 4.5 Độ chính xác 4.6 Tính minh bạch |
5. Ranh giới kiểm kê khí nhà kính
| 5.1 Ranh giới tổ chức 5.2 Ranh giới báo cáo 5.2.1 Thiết lập ranh giới báo cáo 5.2.2 Phát thải và loại bỏ khí nhà kính trực tiếp 5.2.3 Phát thải khí nhà kính gián tiếp 5.2.4 Phân loại kiểm kê khí nhà kính
|
6. Định lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính
| 6.1 Nhận dạng nguồn và bể hấp thụ khí nhà kính 6.2 Lựa chọn phương pháp định lượng 6.2.1 Khái quát 6.2.2 Lựa chọn và thu thập dữ liệu dùng để định lượng 6.2.3 Lựa chọn hoặc xây dựng mô hình định lượng khí nhà kính 6.3 Tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính 6.4 Kiểm kê GHG năm cơ sở 6.4.1 Lựa chọn và thiết lập năm cơ sở 6.4.2 Rà soát kiểm kê khí nhà kính năm cơ sở |
7. Hoạt động giảm thiểu
| 7.1 Các sáng kiến tăng cường giảm phát thải và loại bỏ khí nhà kính 7.2 Các dự án tăng cường giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính 7.3 Mục tiêu tăng cường giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính |
8. Quản lý chất lượng kiểm kê khí nhà kính
| 8.1 Quản lý thông tin khí nhà kính 8.2 Lưu giữ tài liệu và lưu giữ hồ sơ 8.3 Đánh giá độ không đảm bảo |
9. Báo cáo khí nhà kính
| 9.1 Khái quát 9.2 Lập kế hoạch báo cáo khí nhà kính 9.3 Nội dung báo cáo khí nhà kính 9.3.1 Thông tin cần thiết 9.3.2 Thông tin khuyến nghị 9.3.3 Thông tin tùy chọn và các yêu cầu liên quan |
10. Vai trò của tổ chức trong hoạt động xác minh | 10. Vai trò của tổ chức trong hoạt động xác minh
|
Các phụ lục |
|
Cải thiện hiệu suất môi trường với tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018
✍ Xem thêm: ISO 9001:2015 là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải áp dụng?
4. Quy trình kiểm kê khí nhà kính ISO 14064-1
Bước 1: Xác định Phạm vi
- Ranh Giới Tổ chức: Xác định cơ sở, hoạt động hoặc công ty con nào được bao gồm trong việc tính toán phát thải.
- Các loại khí nhà kính (GHG): Xác định xem bạn sẽ chỉ tính các khí chính trong Nghị định thư Kyoto (CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6) hay mở rộng sang các khí khác có tác động đáng kể.
- Cách tiếp cận: Chọn giữa ranh giới kiểm soát hoạt động hoặc tài chính, và quyết định xem nên sử dụng phương pháp kế toán lượng khí thải dựa trên vị trí hay thị trường cho nguồn năng lượng mua vào (Phạm vi 2).
Bước 2: Thu thập Dữ liệu
- Dữ liệu Hoạt động: Thu thập thông tin về các hoạt động dẫn đến phát thải – tiêu thụ nhiên liệu, sử dụng điện, khối lượng nguyên liệu thô, khoảng cách vận chuyển, sản xuất chất thải, ...
- Hệ số Phát thải: Xác định các hệ số phát thải đáng tin cậy và phù hợp nhất cho từng loại hoạt động. Các hệ số này chuyển đổi dữ liệu hoạt động thành lượng khí thải GHG (ví dụ: lấy từ IPCC hoặc cơ sở dữ liệu của chính phủ).
Bước 3: Tính toán Lượng Phát thải
- Tính toán: Nhân dữ liệu hoạt động với hệ số phát thải cho từng nguồn phát thải và loại GHG để có được lượng khí thải được tính bằng CO2e.
- Tổng hợp: Cộng tổng lượng khí thải từ tất cả các nguồn trong phạm vi được xác định của bạn. Cân nhắc báo cáo riêng Phạm vi 1 (trực tiếp), Phạm vi 2 (năng lượng gián tiếp) và Phạm vi 3 (gián tiếp khác).
Bước 4: Báo cáo
- Kiểm kê GHG: Tóm tắt dữ liệu khí thải của bạn vào một báo cáo rõ ràng, có cấu trúc, bao gồm phương pháp luận, nguồn dữ liệu và bất kỳ giả định nào được đưa ra.
- Truyền thông: Chia sẻ những phát hiện của bạn với các bên liên quan (nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý, …). Nhấn mạnh các nỗ lực giảm phát thải và tiến độ đạt được các mục tiêu đề ra.
Lưu ý:
- Phần mềm tự động: Giống như kế toán tài chính, kế toán carbon (kế toán GHG) có thể yêu cầu nhiều dữ liệu đầu vào và quy trình thủ công, dẫn đến rủi ro không chính xác và không thống nhất cao hơn.
- Tiêu chuẩn: Tuân thủ ISO 14064 và Giao thức GHG để có các thông lệ tốt nhất và độ tin cậy.
- Xác minh: Cân nhắc xác minh của bên thứ ba để nâng cao độ tin cậy của báo cáo GHG.
- Cải tiến liên tục: Thường xuyên xem xét quy trình, đánh giá lại dữ liệu và cập nhật khi có thay đổi trong doanh nghiệp
Cách kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1
✍ Xem thêm: Hệ thống quản lý năng lượng là gì? 5 thông tin cần biết
5. Lợi ích khi áp dụng và thẩm định ISO 14064
Áp dụng và thẩm định tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định pháp lý: Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về kiểm kê và giảm thiểu khí nhà kính. ISO 14064-1:2018 giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý này.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh cam kết bảo vệ môi trường, gia tăng niềm tin từ khách hàng và các bên liên quan.
- Tối ưu hóa chi phí: Quản lý hiệu quả phát thải khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường, mà còn tối ưu hóa chi phí thông qua việc tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
- Cải thiện hiệu suất môi trường: Hệ thống kiểm kê GHG giúp tổ chức xác định các cơ hội để cải thiện hiệu suất môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu lãng phí.
- Hỗ trợ phát triển bền vững: ISO 14064-1:2018 là công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
✍ Xem thêm: Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì? Cách thức xây dựng EMS
Kết luận
ISO 14064-1:2018 không chỉ là tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp kiểm kê và quản lý khí nhà kính một cách minh bạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Việc áp dụng tiêu chuẩn này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, từ việc tuân thủ quy định pháp lý cho đến tối ưu hóa chi phí và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua Hotline 1800.6083 để được hỗ trợ tốt nhất!