Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
Nội dung bài viết
1. Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính an toàn của đối tượng kiểm định, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật quy định. Kiểm định kỹ thuật an toàn do các tổ chức, cơ quan đủ năng lực và thẩm quyền thực hiện và có giá trị pháp lý.
Kiểm định kỹ thuật an toàn được phân loại thành 3 loại như sau:
a. Kiểm định an toàn lần đầu.
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
b. Kiểm định an toàn định kỳ.
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
c. Kiểm định an toàn bất thường.
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị.
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
- Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên(đối với thiết bị chịu áp lực).
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm định kỹ thuật an toàn là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính an toàn của đối tượng kiểm định
✍ Xem thêm: Khi nào cần kiểm định và quy trình kiểm định thang máy
2. Danh mục thiết bị phải kiểm định kỹ thuật an toàn
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn không áp dụng cho tất cả các thiết bị, sản phẩm mà chỉ áp dụng cho những loại thiết bị có nguy cơ gây hại cho người sử dụng, môi trường, tài sản hoặc có thể gây tai nạn lao động, tai nạn thương tích, hoặc cháy nổ. Dưới đây là danh mục thiết bị phải kiểm định kỹ thuật an toàn:
Mục I: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
- Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.
- Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.
- Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.
- Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.
- Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.
- Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống, dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.
- Hệ thống lạnh theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1,5kg trở lên; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.
- Cần trục
- Cầu trục
- Cổng trục, bán cổng trục
- Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.
- Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
- Xe tời điện chạy trên ray.
- Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.
- Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
- Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
- Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
- Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
- Thang máy các loại.
- Thang cuốn; băng tải chở người.
- Sàn biểu diễn di động.
- Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao.
- Hệ thống cáp treo chở người.
- Tời, trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.
- Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò.
- Động cơ đốt trong (thể tích Cac-te trên 0,6 m3 hoặc đường kính xi lanh trên 200mm).
- Máy biến áp phòng nổ.
- Động cơ điện phòng nổ.
- Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
- Thiết bị điều khiển phòng nổ (bảng điều khiển, hộp nút nhấn).
- Máy phát điện phòng nổ.
- Cáp điện phòng nổ.
- Đèn chiếu sáng phòng nổ.
- Máy nổ mìn điện.
- Hệ thống cốp pha trượt.
- Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc
- Hệ thống bơm bê tông độc lập
- Hệ giàn giáo, đà giáo, cột chống chịu lực
- Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.
- Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.
- Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.
- Hệ nổi (Phao, phà, ca nô,...)
- Xe vận chuyển dầm siêu trường, siêu trọng; xe lao lắp dầm
3. Vai trò quan trọng của kiểm định kỹ thuật an toàn
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn là một hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, tài sản và môi trường sống. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn giúp đánh giá tính an toàn của thiết bị, sản phẩm, quy trình sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn thương tích, cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc kiểm định kỹ thuật an toàn còn giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn có vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh
4. Mức xử phạt khi không kiểm định kỹ thuật an toàn
Từ ngày 15/04/2018, Nghị định 28/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 01/03/2020 chính thức có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài.
Theo đó, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn như sau:
"Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
c. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.
d. Từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
e. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu."
Xử phạt tối đa đến 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kiểm định an toàn kỹ thuật
Kết luận
Tóm lại, kiểm định kỹ thuật an toàn là một hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, tài sản và môi trường sống. Việc thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, sản phẩm và quy trình sản xuất, kinh doanh là cần thiết và bắt buộc tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, cá nhân cần hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện đầy đủ, chính xác để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt.
Mọi thông tin hay yêu cầu liên quan đến dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhanh nhất.