Giỏ hàng

Công bố sản phẩm là gì? Thủ tục & Hồ sơ cần biết

Nội dung bài viết

    Trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam. Do đó, cá nhân tổ chức liên quan cần nắm rõ các thông tin, thủ tục sau đây để thực hiện kinh doanh, lưu thông hàng hóa một cách hợp pháp, hiệu quả.

     

    1.Công bố sản phẩm là gì?

    Công bố sản phẩm là thủ tục cần thiết nhất của các doanh nghiệp để sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được phép lưu hành trên toàn quốc. Thủ tục công bố sản phẩm cũng là việc làm bắt buộc trước khi nhập khẩu các sản phẩm bắt buộc phải công bố.

    Hiện nay công bố tiêu chuẩn sản phẩm gồm có 3 hình thức:

    1. Công bố tiêu chuẩn cơ sở: Doanh nghiệp thông báo về các đặc tính cơ bản hoặc tiêu chuẩn áp dụng của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, quá trình, môi trường cho người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở đó.
    2. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: Đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn về kỹ thuật tương ứng thì các cá nhân, tổ chức sẽ tự công bố chất lượng phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.
    3. Công bố hợp quy: Các cá nhân, tổ chức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) tương ứng.

    Công bố sản phẩm là thủ tục bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định

    Công bố sản phẩm là thủ tục bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường 

    ✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hồ sơ - Thủ tục

    2.Sản phẩm cần phải công bố chất lượng

    Đối tượng là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cần phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường được quản lý bởi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực được phân công theo từng Nghị định. Do đó cá nhân, tổ chức phải xác nhận được sản phẩm do đơn vị mình sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nào để có thể tiến hành thủ tục công bố theo quy định.

    Dưới đây là danh mục mới nhất của các Bộ, Ban ngành quy định về sản phẩm, hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng là những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Bao gồm:

    • Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.
    • Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
    • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ giao thông vận tải.
    • Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ thông tin và truyền thông.
    • Thông tư số 13/VBHN-BCT của Bộ công thương quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương.
    • Thông tư số 14/TT-BCA của Bộ công an quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công.
    • Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học và công nghệ.

    Đối tượng là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cần phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật

    Đối tượng là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cần phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ - 4 nội dung doanh nghiệp cần biết

    3.Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm?

    Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm theo quy định pháp luật, cụ thể là dựa trên các căn cứ pháp lý sau :

    • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010;
    • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
    • Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. 

    Theo đó, việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Tất cả những sản phẩm dù được nhập khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước đều phải đăng ký công bố theo quy định pháp luật.

    Ngoài ra, Lợi ích khi công bố sản phẩm có thể kể đến như:

    Đối với Nhà nước:

    • Giúp Nhà nước quản lý tốt, quản lý dễ dàng trên mọi mặt, đặc biệt là trong đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về sinh an toàn thực phẩm.
    • Khi xảy ra tranh chấp, có căn cứ để biết được hành vi sai phạm của chủ kinh doanh.
    • Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm được sự phát triển xã hội về mọi mặt và nâng cao quyền lực của mình.

    Đối với doanh nghiệp:

    • Chịu trách nhiệm với những sản phẩm mà mình sản xuất ra hoặc nhập khẩu về nước khi kinh doanh rộng rãi trên thị trường.
    • Tăng tính cạnh tranh để phát triển sản phẩm, nâng cao đạo đức kinh doanh khi mọi doanh nghiệp đều muốn sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
    • Đảm bảo về điều kiện pháp lý vừa nâng cao uy tín và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm.

    Đối với người dân:

    • Được đảm bảo an toàn trong sử dụng sản phẩm.
    • Được đảm bảo quyền con người, quyền công dân, được sống trong môi trường phát triển toàn diện.

    Thực hiện công bố sản phẩm vừa đảm bảo về điều kiện pháp lý vừa nâng cao uy tín cho doanh nghiệp

    Thực hiện công bố sản phẩm vừa đảm bảo về điều kiện pháp lý vừa nâng cao uy tín cho doanh nghiệp

    4. Thủ tục công bố sản phẩm

     4.1.Đối với sản phẩm sản xuất trong nước

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

    Bước 2: Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    – Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm được phép tự công bố

    • Phương tiện thông tin đại chúng; Trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
    • Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận

    – Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm đăng ký công bố

    • Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
    • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

    – Đối với công bố sản phẩm là dược, mĩ phẩm

    • Nộp tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.
    • Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

    Bước 3: Thẩm định hồ sơ công bố sản phẩm

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thẩm định tính chính xác của hồ sơ.

    Bước 4: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ công bố sản phẩm phẩm (nếu có)

    Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa đủ, hoặc chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản để sửa đổi.

    Bước 5: Nhận kết quả là Chứng nhận công bố sản phẩm

    Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy công bố sản phẩm cho cá nhân, tổ chức.

    Thực hiện công bố sản phẩm giúp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

    Thực hiện công bố sản phẩm giúp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

    4.2.Đối với sản phẩm nhập khẩu

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

    Bước 2: Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    – Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm được phép tự công bố

    • Phương tiện thông tin đại chúng; Trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
    • Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

    – Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm đăng ký công bố

    • Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
    • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

    – Đối với công bố sản phẩm là dược, mỹ phẩm

    • Nộp tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

    Bước 3: Thẩm định hồ sơ công bố sản phẩm

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thẩm định tính chính xác của hồ sơ.

    Bước 4: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ công bố sản phẩm phẩm (nếu có)

    Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa đủ, hoặc chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản để sửa đổi.

    Bước 5: Nhận kết quả là Chứng nhận công bố sản phẩm

    Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy công bố sản phẩm cho cá nhân, tổ chức.

    5. Hồ sơ công bố sản phẩm

    5.1.Công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

    • Giấy đăng ký kinh doanh photo công chứng của Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam;
    • Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ;
    • Công thức sản phẩm (Formulation): Ghi rõ tỉ lệ thành phần % đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI);
    • Nhãn phụ sản phẩm (Artwork);
    • Phiếu kiểm định chất lượng (nước sở tại);
    • Chứng nhận chất lượng hàng hóa (nước sở tại).

    Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn để  thực hiện thủ tục thuận lợi

    Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn để  thực hiện thủ tục công bố thuận lợi

    5.2. Công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm sản xuất trong nước:

    • Giấy đăng ký kinh doanh photo công chứng của công ty đứng ra công bố;
    • Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định đo lường tiêu chuẩn trong vòng 12 tháng;
    • 03 mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiệm.

    Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thủ tục, hồ sơ, đối tượng cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Qua đây, Viện đào tạo Vinacontrol hy vọng Quý doanh nghiệp đã nắm rõ được các nội dung về công bố sản phẩm, từ đó, thực hiện thủ tục một cách thuận lợi và hợp pháp nhất.

    Mọi thắc mắc cùng yêu cầu về dịch vụ chứng nhận, kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 1800.6083 để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083