Đào tạo an toàn bức xạ - Đối tượng cần tham gia huấn luyện
Nội dung bài viết
Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN quy định về các đối tượng làm việc trong môi trường có ảnh hưởng của bức xạ phải tham gia khóa đào tạo an toàn bức xạ. Theo đó, những cá nhân, tổ chức liên quan cần tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện đào tạo an toàn để có thể bảo vệ bản thân cũng như an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
1. Đào tạo an toàn bức xạ.
Đào tạo an toàn bức xạ là khóa học cung cấp cho học viên các kỹ năng kiến thức chuyên môn liên quan nhằm đảm bảo lao động an toàn trong môi trường bức xạ; nhận biết và tránh khỏi các tác nhân nguy hiểm, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động trong thực hiện công tác an toàn lao động tại nơi làm việc.
Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ có nêu rõ:
Nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ (ATBX) phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
Vậy nên, học viên cần tham gia và thông qua khóa học để được cấp Chứng chỉ an toàn bức xạ; từ đó tạo cơ sở thực hiện thủ tục xin cấp phép tiến hành công việc bức xạ.
Bức xạ là yếu tố gây hại vậy nên đào tạo an toàn bức xạ là bắt buộc và cần thiết theo quy định pháp luật
✍ Xem thêm: Khóa đào tạo an toàn hóa chất - Tư vấn miễn phí
2.Đối tượng cần thiết tham gia huấn luyện an toàn bức xạ
Theo quy định của pháp luật về an toàn lao động hiện nay, đối tượng cần Tham gia đào tạo là các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; nhân viên bức xạ; người phụ trách an toàn; tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ đào tạo ATBX và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cụ thể bao gồm:
- Nhân viên, người phụ trách an toàn chưa qua đào tạo và chưa được cấp chứng chỉ. Hoặc những người đã được cấp chứng chỉ về an toàn bức xạ nhưng giấy chứng nhận sắp hết hạn hoặc đã hết hạn cần phải được đào tạo và cấp chứng chỉ lại.
- Cán bộ quản lý, nhân viên hay kỹ thuật viên làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng có sử dụng máy x ray, xrf trong soi kiểm tra bo mạch, phân tích các thành phần độc hại, đo bề dày vật liệu,… trong kiểm tra không phá hủy.
- Cán bộ quản lý, các bác sĩ và kỹ thuật viên làm việc tại các bộ phận, cơ sở y tế có sử dụng máy chụp X-quang, xạ trị, sử dụng các máy chụp các lớp PET/CT, SPECT/CT, y học hạt nhân, xạ trị và ung bướu,…
Cá nhân làm việc hay tiếp xúc với môi trường bức xạ cần phải được đào tạo an toàn
3. Tại sao cần phải thực hiện đào tạo an toàn?
Người lao động phải được tham dự khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động để nắm bắt được những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, các yếu tố nguy hại, biện pháp phòng ngừa, phương án xử lý khi có sự cố, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có vấn đề xảy ra.
Việc huấn luyện lao động cũng là quy định của pháp luật, yêu cầu những tổ chức doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện cho người lao động để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Điều 3 và Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN cũng quy định về nội dung này như sau:
“Điều 3. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
2. Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
Điều 4. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn
1. Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
2. Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.”
Vì những quy định và các lợi ích trên, các cơ sở bức xạ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm an toàn và lợi ích cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bức xạ.
Nếu vi phạm quy định về chứng chỉ an toàn bức xạ, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo các chế tài theo nghị định 107/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền đến 5 triệu đối với đơn vị không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định.
- Phạt tiền đến 6 triệu đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm các công việc liên quan.
Lớp đào tạo an toàn bức xạ tại một doanh nghiệp
4.Nội dung khóa đào tạo an toàn bức xạ
Nội dung đào tạo sẽ được xây dựng và giảng dạy dựa trên các quy định tại thông tư 34/2014/TT-BKHCN, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Kiến thức về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn; Kiến thức pháp luật,…
- Các kiến thức thực hành, kinh nghiệm quản lý và kiểm soát an toàn bức xạ đối với từng loại hình công việc bức xạ cụ thể.
- Cập nhật các Quy định mới, tư vấn lập Báo cáo thực trạng định kỳ, Báo cáo thanh kiểm tra…
Chương trình đào tạo được chia thành 14 nội dung cho phù hợp với từng loại hình công việc.
Lĩnh vực y tế:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế (Nội dung 1);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong xạ trị (Nội dung 2);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong y học hạt nhân (Nội dung 3).
Lĩnh vực chiếu xạ và chụp ảnh phóng xạ:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong chiếu xạ công nghiệp (Nội dung 4);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong chụp ảnh bức xạ công nghiệp (Nội dung 5).
Lĩnh vực nghiên cứu thăm dò, khai thác và chế biến quặng phóng xạ, chất phóng xạ:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ (Nội dung 6);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ (Nội dung 7);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong địa vật lý phóng xạ (Nội dung 8).
Vận hành, bảo dưỡng thiết bị soi chiếu và phân tích:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp (NCS), thiết bị soi chiếu và thiết bị phân tích sử dụng nguồn bức xạ (Nội dung 9).
Sử dụng các nguồn phóng xạ kín hoặc hở trong các phòng thí nghiệm, hoặc khác các mục đích trên:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác (Nội dung 10);
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ hở khác (Nội dung 11).
Nhân viên bức xạ làm việc trong các cơ sở hạt nhân:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong cơ sở hạt nhân (Nội dung 12).
Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ:
- Đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ (Nội dung 13);
Phụ trách an toàn bức xạ tại cơ sở (dành cho người đã hoặc sắp được bổ nhiệm), nội dung chỉ gồm các kiến thức bổ sung về quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở nên người học phải có 1 trong các chứng chỉ thuộc các nội dung từ 1-13 và đang còn hiệu lực.
- Đào tạo an toàn bức xạ bổ sung cho người phụ trách an toàn (Nội dung 14).
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc cùng yêu cầu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ chuyên gia !