Tiêu chuẩn ISO 45001 - Những yêu cần cần phải biết
Nội dung bài viết
Nhà nước luôn quan tâm đến người lao động đặc biệt là các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Vậy nên các văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của những bên liên quan trong việc đảm bảo an toàn lao động. Theo đó, để tuân thủ Luật pháp và thực hiện tốt công tác an toàn lao động, doanh nghiệp cần thiết tìm hiểu và nắm rõ các thông tin, nội dung về tiêu chuẩn ISO 45001.
1. Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) hiệu quả với hướng dẫn sử dụng, để cho phép một tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất OH&S của mình trong việc ngăn ngừa thương tích và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH&S, tích hợp các khía cạnh khác của sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như sức khỏe/phúc lợi của người lao động;
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Do đó, các doanh cũng cần xây dựng một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hiện hành và giải quyết các vấn đề về rủi ro tai nạn, mất an toàn lao động.
ISO 45001 có thể được áp dụng kết hợp với các tiêu chuẩn ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường). Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, các chuyên gia đã xem xét đến nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác (chẳng hạn như OHSAS 18001 hoặc “Hướng dẫn ILO –OSH” của Tổ chức Lao động Quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước về Lao động Quốc tế của ILO (ILSs).
Tiêu chuẩn ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho một OH&S hiệu quả
✍ Xem thêm: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) là gì? Từ A-Z
2. Đối tượng nào cần thiết áp dụng ISO 45001:2018?
ISO 45001 được dự kiện được áp dụng cho các tổ chức công ty ở mọi quy mô, khối lượng, không phân biệt ngành nghề lĩnh vực. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống để quản lý sức khỏe an toàn nghề nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng như nhau cho các hoạt động nhỏ có rủi ro thấp cũng như các tổ chức phức tạp lớn và rủi ro cao.
3. Mục tiêu của ISO 45001
Một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo chuẩn ISO 45001 sẽ cho phép tổ chức cải tiến hoạt động quản lý qua việc:
- Phát triển và thực hiện chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S
- Thiết lập các quy trình có hệ thống xem xét “bối cảnh” của nó và có tính đến rủi ro và cơ hội cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác của nó
- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S liên quan đến các hoạt động của nó; tìm cách loại bỏ chúng hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu các tác động tiềm ẩn của chúng
- Thiết lập các biện pháp kiểm soát hoạt động để quản lý rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và khác của nó
- Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của nó
- Đánh giá hiệu suất OH&S của nó và tìm cách cải thiện nó, thông qua thực hiện các hành động thích hợp
- Đảm bảo người lao động đóng vai trò tích cực trong các vấn đề OH&S
Áp dụng ISO 45001 để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng như tiến độ công việc của doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Khóa đào tạo đánh giá nội bộ ISO 45001| Thông tin khóa học mới nhất
4. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 45001:2018
4.1 Các yếu tố thành công và mô hình được áp dụng cho hệ thống
Việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động, hiệu lực và khả năng của hệ thống trong việc đạt được kết quả dự kiến phụ thuộc vào một số các yếu tố chính có thể bao gồm:
- Sự lãnh đạo, cam kết, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo cao nhất
- Lãnh đạo cao nhất xây dựng, dẫn dắt, và thúc đẩy văn hóa trong tổ chức hỗ trợ các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
- Trao đổi thông tin
- Tham vấn và tham gia của người lao động và đại diện người lao động, nếu có;
- Phân bổ nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống
- Chính sách an toàn vệ sinh lao động phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược tổng thể của tổ chức;
- Các quá trình có hiệu lực để nhận diện mối nguy, kiểm soát các rủi ro an toàn vệ sinh lao động và tận dụng cơ hội an toàn vệ sinh lao động.
- Liên tục theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện an toàn vệ sinh lao động để cải tiến kết quả
- Tích hợp hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động vào các quá trình chủ chốt của tổ chức
- Tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.
Cơ sở cho việc tiếp cận cơ bản một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được thành lập dựa trên khái niệm của Mô hình Hoạch định-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (PDCA). Mô hình PDCA cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại cho các tổ chức sử dụng nhằm đạt được sự cải tiến liên tục. Có thể áp dụng mô hình này cho OH&S và cho từng yếu tố riêng của nó.
Giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động khi thực hiện tốt các yêu cầu và đảm bảo các yêu tố tại ISO 45001
4.2 Yêu cầu tại tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. Điều khoản 1 đến 3 cung cấp chi tiết về phạm vi và giải thích, thuật ngữ giải thích rõ hơn về tiêu chuẩn. Các yêu cầu cụ thể được nêu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10.
► Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức
Điều khoản 4 yêu cầu mỗi tổ chức phân tích và hiểu bối cảnh hoạt động của mình. Bao gồm bên ngoài lẫn bên trong và hiểu nhu cầu của các bên quan tâm. Yêu cầu này cũng sẽ bao gồm hiểu biết về pháp luật, nhân viên, các bên liên quan và các yêu cầu của cổ đông.
Doanh nghiệp cần xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S.
► Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người
Điều khoản này yêu cầu cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của tất cả nhân viên. Điều này nhấn mạnh rằng yêu cầu sức khỏe và an toàn sẽ là quan tâm của cả tổ chức. Toàn bộ tổ chức sẽ cùng thực hiện, chứ không phải là chỉ 01 cá nhân hoặc 01 nhóm thực hiện riêng rẽ.
► Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH&S
Tiêu chuẩn ISO 45001 đặt việt lập kế hoạch làm trọng tâm. Kế hoạch nhằm tránh các kết quả không mong muốn như không đáp ứng luật pháp hoặc nguy cơ gây thương tích cho nhân viên. Điều khoản 6 đề cập đến việc thiết lập mục tiêu cho hệ thống quản lý OH&S. Các kế hoạch và mục tiêu này bắt buộc phải có bằng chứng bằng văn bản.
► Điều khoản 7: Hỗ trợ
Điều khoản 7 bao gồm các yếu tố hỗ trợ như năng lực và nhận thức và thông tin cũng như các nguồn lực.yêu cầu tổ chức phải cung cấp nguồn lực phù hợp để thực hiện ISO 45001.
► Điều khoản 8: Hoạt động
Kiểm soát hoạt động và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp được đề cập trong Điều khoản 8.
► Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
Giám sát và đo lường hiệu suất bao gồm tuân thủ pháp luật và đánh giá nội bộ. Phần này cũng nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải xem xét hiệu quả hệ thống quản lý OH & S.
► Điều khoản 10: Cải tiến
Tổ chức phải đảm bảo rằng cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với việc không tuân thủ và quy trình hành động khắc phục.
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 45001:2018 | Uy tín - Trách nhiệm
5. Lợi ích của ISO 45001:2018 đem lại cho doanh nghiệp là gì?
Đầu tiên, việc áp dụng thành công ISO 45001 sẽ đảm bảo, nâng cao uy tín &hình ảnh của doanh nghiệp là nơi an toàn để làm việc. Bên cạnh đó kèm theo nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:
- Cải thiện khả năng đáp ứng các vấn đề tuân thủ quy định pháp luật an toàn lao động hiện hành
- Giảm chi phí tổng thể của các sự cố, tai nạn do quản lý an toàn sức khỏe thiếu hiệu quả, khoa học
- Giảm thời gian chết và chi phí gián đoạn hoạt động
- Giảm chi phí phí bảo hiểm
- Mang lại cho người lao động cảm giác được quan tâm và giúp họ an tâm, thoải mái, an toàn khi làm việc; từ đó tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc cũng như doanh thu của công ty
- Được công nhận vì đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế (do đó có thể ảnh hưởng đến những khách hàng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của họ) bằng cách đăng ký chứng nhận ISO 45001 tại tổ chức chứng nhận hợp pháp; từ đó, giúp tăng thiện cảm với các khách hàng và đối tác quan trọng.
Chứng chỉ ISO 45001 được cấp bởi Viện đào tạo Vinacontrol
✍ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận ISO 45001 | Quy trình nhanh gọn - Hồ sơ đơn giản
Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị tư vấn ISO 45001- cấp chứng nhận ISO 45001 uy tín và được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO 45001:2018 (Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp) từ Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về ISO 45001 của Viện đào tạo Vinacontrol vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất