Giỏ hàng

VietGap là gì? Chứng nhận VietGap chăn nuôi

Nội dung bài viết

    Vì sức khỏe cộng đồng và chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp luôn chú tâm cũng như đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Theo đó, Chứng nhận VietGap trở thành phương án được nhiều doanh nghiệp áp dụng để có thể kiểm soát hiêu quả tính an toàn, chất lượng của thực phẩm. Dưới đây là một số thông tin của Viện đào tạo Vinacontrol  về tiêu chuẩn VietGap nói chung và chứng nhận VietGap chăn nuôi nói riêng. Hy vọng với các thông tin này doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể, bao quát nhất về VietGap.

     

    1.VietGap là gì?

    VietGap (Vietnamese Good Agricultural Practices) là một tiêu chuẩn đánh giá nhằm chứng nhận một quy trình sản xuất thực phẩm sạch. Tiêu chuẩn được ban hành ngày 28/01/2018 bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

    Bộ tiêu chuẩn VietGap bao gồm các tiêu chí do Bộ NN&PTNT ban hành và hướng dẫn đơn vị sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho lao động.

    Tiêu chuẩn VietGap được áp dụng thành công và hiệu quả tại nhiều đơn vị sản xuất

    Tiêu chuẩn VietGap được áp dụng thành công và hiệu quả tại nhiều đơn vị sản xuất

    2. Chứng nhận VietGap chăn nuôi

    Chứng nhận VietGap chăn nuôi là hoạt động đánh giá, kiểm tra, cấp chứng chỉ cho đơn vị sản xuất thực hiện, áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn VietGap vào hoạt động sản xuất.  Chứng nhận VietGap phải được thực hiện bởi các cá nhân chuyên gia, tổ chức chứng nhận hợp pháp, có chuyên môn được chỉ định. Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị chứng nhận hợp pháp được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận VIETGAHP chăn nuôi theo Quyết định số 172/QĐ-CN-GSN.

    Các đối tượng thuộc phạm vị áp dụng của VietGap trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm:

    • Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
    • Bò thịt/Bê thịt ;   
    • Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)   
    • Dê thịt;
    • Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);
    • Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
    • Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
    • Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).

     

    3. Tiêu chí chứng nhận VietGap và các yêu cầu liên quan trong chăn nuôi

    Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGap phải đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu dưới đây:

    3.1 Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất

    Đơn vị sản xuất phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sản xuất cụ thể là các tiêu chuẩn về phương pháp canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước,…

    3.2 Tiêu chí về môi trường làm việc

    Môi trường làm việc phải đáp ứng tiêu chuẩn để bản vệ sức khỏe cho người lao động.

    3.3 Tiêu chí về an toàn thực phẩm

    Toàn bộ khâu canh tác phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm và không sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh.

    3.4 Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm

    Sản phẩm đạt chuẩn VietGap cần phải có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo về chất lượng cũng như hỗ trợ công tác kiểm tra xuất xứ sản phẩm của cơ quan nhà nước.

    3.5 Yêu cầu trong quy trình VietGap chăn nuôi 

    Theo quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN do Cục chăn nuôi ban hành, yêu câu chính trong quy trình VietGap chăn nuôi gồm:

    • Các yêu cầu về địa điểm đặt trang trại nuôi; 
    • Các yêu cầu bố trí trong khu vực chăn nuôi;
    • Các yêu cầu về chuồng nuôi và trang thiết bị dùng trong chăn nuôi;
    • Các yêu cầu về giống và quản lý nguồn gốc con giống, quy trình chăn nuôi;
    • Các yêu cầu về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi;
    • Các yêu cầu về quản lý thức ăn và nước uống cho vật nuôi;
    • Quản lý vận chuyển/di chuyển đàn nuôi;
    • Quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi;
    • Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường;
    • Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại;
    • Yêu cầu về nhân sự và quản lý nhân sự;
    • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
    • Quy định về tự kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trang trại/côngty;
    • Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.

     

    3.6 Thực hiện 04 chữ “An” và nguyên tắc “4 Đúng”

    Quy trình VietGap chăn nuôi tập trung vào vấn đề An toàn thực phẩm từ đó đem lại sự an tâm cho khách hàng, điều đó được thể hiện trong việc đảm bảo thực hiện 04 chữ “An” gồm:

    • An toàn thực phẩm
    • An toàn sinh học và môi trường
    • An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi
    • An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm

    nguyên tắc “4 Đúng” gồm:

    • Đúng điều kiện vệ sinh
    • Đúng loại
    • Đúng cách
    • Đúng thời gian cách ly

    Chứng nhận VietGap chăn nuôi là phương án tối ưu cho mọi doanh nghiệp thành công

    Chứng nhận VietGap chăn nuôi là phương án tối ưu cho mọi doanh nghiệp thành công

     

    4. Lợi ích từ chứng nhận VietGap

    Áp dụng và chứng nhận thành công tiêu chuẩn VietGap mang lại các lợi ích và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sau:

    -      Khẳng định, chứng minh chất lượng thực phẩm là an toàn và vệ sinh

    -      Góp phần gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu 

    -      Đáp ứng nhu cầu thiết thực của thị trường, thoả mãn khách hang từ đó mở rộng thị trường gia tăng lợi nhuận

    -      Nhận được sự tin tưởng, thiện cảm từ người mua, từ đó nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu vững chắc trên thị trường

    -      Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm với chứng nhận VietGap

    -      Giảm thiểu tối đa các rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

     

    5. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn VietGap

    Chứng nhận VietGap được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận tại tổ chức có năng lực

    Bước 2: Thành lập đoàn đánh giá và xây dựng kế hoạch

    Bước 3: Cung cấp tài liệu liên quan theo yêu cầu

    Bước 4: Đánh giá sơ bộ

    Bước 5: Đánh giá chính thức

    Bước 6: Thực hiện hành động khắc phục

    Bước 7: Thẩm xét kết quả đánh giá

    Bước 8: Cấp giấy chứng nhận và giám sát định kỳ, cấp chứng nhận lại

       Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 48/2012-TT-BNNPTNT, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ có hiệu lực tối đa là 02 năm kể từ ngày cấp

     

    Sản phẩm chăn nuôi có chứng nhận VietGap được người dân ưu tiên và tin dùng

    Sản phẩm chăn nuôi có chứng nhận VietGap được người dân ưu tiên và tin dùng

    6. Tổ chức chứng nhận VietGAP – Viện đào tạo Vinacontrol

    Theo Quyết định số 172/QĐ-CN-GSN, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định Viện đào tạo Vinacontrol là tổ chức có năng lực chứng nhận VietGap hợp pháp. Chúng tôi thực hiện cấp giấy chứng nhận VIETGAP cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, cơ sở sản xuất với đầy đủ tính pháp lý và hợp pháp để được công nhận trong nước và trên toàn cầu.

    Ngoài ra, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ hỗ trợ khách hàng về nhiều phương diện như:

    • Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý.

    • Hỗ trợ miễn phí quảng bá trên website.

    • Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan.

    • Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website,…

    • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp tại chỗ kịp thời và nhanh chóng.

     

    Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận VietGap cần hỗ trợ và tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083