Kiểm định bồn chứa công nghiệp | An toàn – Phí thấp
Nội dung bài viết
Các bể, bồn, thiết bị chứa là thiết bị dùng để tồn chứa các loại chất lỏng với khối lượng lớn được dùng khá phổ biến hiện nay. Hầu hết các bể, bồn chứa được dùng để chứa đựng các sản phẩm dầu khí như khí gas, khí Oxy hóa lỏng, ... Kiểm định bồn chứa là một quy trình quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu suất của các hệ thống chứa chất lỏng và khí. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm định bồn chứa, các tiêu chuẩn liên quan và phương thức kiểm định đúng cách
1. Kiểm định bồn chứa công nghiệp
Kiểm định bồn chứa công nghiệp hay bồn, bể (xi téc), thùng chứa, chở khí hóa lỏng là hoạt động bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng trọng hoạt động sản xuất. Các bể, bồn chứa hiện nay được sử dụng khá phổ biến và cần phải được tiến hành kiểm định thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng trong hoạt động lao động, vận chuyển, giảm rủi ro, nguyên – nhiên liệu một cách đáng tiếc.
Tổ chức, cá nhân cần chú ý tiến hành kiểm định trong các trường hợp:
► Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
► Kiểm định định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định.
► Kiểm định bất thường: Những trường hợp phải kiểm định bất thường bao gồm:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa LPG.
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
- Bồn chứa ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên.
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm định bồn chứa công nghiệp là hoạt động bắt buộc
✍ Xem thêm: Kiểm định van an toàn | 4 nội dung quan trọng cần biết
2. Các tiêu chuẩn kiểm định an toàn bồn chứa
Các tiêu chuẩn kiểm định độ an toàn, chất lượng bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau :
- QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
- QCVN:10-2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
- QTKĐ 03:2017/BCT, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
- TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
- TCVN6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
- TCVN6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
- TCVN 7441:2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng – LPG tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành
- TCVN 6486:2008, Khí đốt hóa lỏng -LPG. Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt
3. Vì sao phải kiểm định bồn chứa?
Bồn, bể (xi téc), thùng chứa, chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng là thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng nên đây là thiết bị có chế độ quản lý nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, lắp đặt, vấn đề kỹ thuật của thiết bị và sử dụng. Việc kiểm định bồn, bể (xi téc) và thùng chứa, chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng để đảm bảo an toàn, hoạt động ổn định của thiết bị, xác nhận tình trạng kỹ thuật để đưa ra phương án khắc phục hoặc loại bỏ, tránh rủi ro không đáng có trong lao động – sản xuất, ngoài ra còn tránh đưa những thiết bị không đạt chất lượng được lưu hành trên thị trường.
Kiểm định bồn chứa nhằm đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị điện | Tại sao cần thực hiện định kỳ?
4. Quy trình kiểm định bồn chứa
► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, nhật ký vận hành
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ cải tạo sửa chữa. Xem xét, đánh giá sự phù hợp với thực tế và tiêu chuẩn kiểm tra.
► Bước 2: Khám xét bên ngoài, bên trong bồn chứa
- Kiểm tra bằng mắt các khuyết tật kim loại bên trong và bên ngoài bồn chứa
- Kiểm tra các đường hàn chu vi, đường hàn dọc thân. Đường hàn đáy bồn và mái bồn chứa.
- Xem xét các biến dạng bệ đỡ bồn, cầu thang, sàn thao tác.
- Các liên kết giữa bồn với đường ống công nghệ, các mối nối với thiết bị phụ.
► Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm
- Kiểm tra khuyết tật mối hàn và ăn mòn kim loại cơ bản bằng các phương pháp kiểm tra không phá hủy. Áp dụng một phần hoặc toàn bộ các phương pháp như siêu âm (UT), thẩm thấu (PT), bột từ (MT) hoặc chụp phim (RT).
- Kiểm tra rò rỉ đáy bồn bằng phương pháp chân không
- Thử áp lực
► Bước 4: Kiểm tra an toàn điện, chống sét
Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện nhằm đảm bảo bồn chứa được bảo vệ an toàn.
► Bước 5: Kiểm tra vận hành
Đấu nối bồn chứa vào hệ thống công nghệ (hệ thống đường ống, hệ thống bơm), lắp đặt các thiết bị đo lường, an toàn tự động. Vận hành hệ thống.
► Bước 6: Ban hành kết quả kiểm định bồn chứa xăng dầu
- Lập báo cáo kết quả kiểm định bồn chứa xăng dầu, hóa chất
- Kiến nghị nếu kết quả kiểm định không đạt yêu cầu
- Ban hành chứng thư kiểm định bồn chứa xăng dầu
Quy trình kiểm định bồn chứa
✍ Xem thêm: Kiểm định bình khí nén | An toàn - Phí thấp
5. Tổ chức kiểm định bồn chứa tại Việt Nam
Viện đào tạo Vinacontrol là kiểm định bồn chứa uy tín tại Việt Nam. Cùng đội ngũ kiểm định viên có chuyên môn, kinh nghiệm, tận tâm với công việc. Chúng tôi cam kết hỗ trợ đối tác, khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất.
- Thương hiệu Vinacontrol uy tín với kinh nghiệm hơn 65 năm trong lĩnh vực giám định, kiểm định, chứng nhận
- Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình đánh giá kiểm định diễn ra chính xác và trung thực
- Hệ thống chi nhánh, văn phòng trên khắp cả nước, cung cấp đa dạng các dịch vụ - giải pháp tối ưu nhằm tối thiểu hoá chi phí, thời gian đồng thời tối đa hoá lợi ích cho doanh nghiệp.
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, cấp chứng chỉ kiểm định nhanh cho doanh nghiệp
Mọi yêu cầu về hoạt động kiểm định bồn chứa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 để được hỗ trợ dịch vụ tốt và nhanh nhất!