Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Thủ tục nhanh gọn
Nội dung bài viết
Thức ăn chăn nuôi là đối tượng được Nhà nước yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng. Do đó các cá nhân doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng này cần tiến hành các thủ tục chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định pháp luật. Viện đào tạo Vinacontrol tư vấn dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhằm giúp Quý doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục liên quan cũng như tiến hành các bước theo đúng trình tự.
1.Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì?
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động đánh giá, cấp chứng nhận và dấu hợp quy đối với sản phẩm đạt kết quả thử nghiệm thành phần chất lượng theo các tiêu chí tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải tiến hành nhằm hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy cũng như hợp pháp hóa sản phẩm trên thị trường Việt Nam.
Có 2 quy chuẩn quốc gia được ban hành áp dụng cho thức ăn chăn nuôi, bao gồm:
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn tinh hỗn hợp (Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT )
- QCVN 01-190:2020/BNNPTNT cho thức ăn truyền thống; nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bổ sung dạng đơn; thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp, phụ gia thức ăn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi cảnh (Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT)
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật
2. Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần chứng nhận hợp quy
Dưới đây là danh mục chi tiết các sản phẩm thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải chứng nhận hợp quy trước khi đem ra thị trường kèm theo danh sách cụ thể:
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan.
Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê, bò thịt.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh (chim, chó, mèo và động vật cảnh khác)
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đơn cho gia súc, gia cầm.
Thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn cho gia súc, gia cầm.
3. Vì sao thức ăn chăn nuôi phải được chứng nhận theo QCVN?
Thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục nhóm 2 - Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chính vì vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam cần chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, công bố hợp quy trước khi lưu hành sản phẩm ngoài thị trường.
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi được công nhận trên cả nước, chứng tỏ sản phẩm đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực này, đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Ngoài ra khi sản phẩm đạt chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp dễ dàng:
- Chứng minh chất lượng.
- Tạo niềm tin, xây dựng uy tín với người tiêu dùng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, vũ khí sắc bén trong công cuộc mở rộng thị trường.
- Tuân thủ quy định pháp luật, tránh các rủi ro về pháp lý.
Đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi khi chứng nhận hợp quy thành công
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hồ sơ - Thủ tục
4. Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
4.1 Chứng nhận thức ăn chăn nuôi trong nước
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 5 (đánh giá quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu điển hình). Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận;
- Bước 2: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);
- Bước 3: Đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
- Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy;
- Bước 6: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành.
4.2 Chứng nhận thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận;
- Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);
- Bước 3: Đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi.
Đánh giá quy trình sản xuất với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 9001-Hệ thống quản lý chất lượng
5. Đơn vị chứng nhận thức ăn chăn nuôi uy tín
Với chỉ định trực tiếp từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện đào tạo Vinacontrol được công nhận là đơn vị uy tín có đủ năng lực chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo các quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT và QCVN 01-190:2020/BNNPTNT. Ưu điểm của dịch vụ chứng nhận thức ăn chăn nuôi tại của chúng tôi là:
- Đội ngũ chuyên gia đánh giá là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản theo chuẩn mực quốc tế;
- Hệ thống chi nhánh văn phòng trên khắp 3 miền, hỗ trợ Quý doanh nghiệp trên toàn quốc trong hoạt động chứng nhận
- Chi phí thực hiện hợp lý và phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, công khai với khách hàng mọi chi phí trong quá trình chứng nhận.
- Thủ tục đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, bảo mật thông tin trong quá trình chứng nhận.
- Chuyên viên tư vấn tận tâm và chu đáo;
- Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tài liệu kỹ thuật có liên quan;
- Quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website của chúng tôi.
Mọi thông tin hay yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.