Giỏ hàng

Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản | Tư vấn thủ tục mới nhất

Nội dung bài viết

    Thức ăn thủy sản có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm thủy sản, do đó mặt hàng này được kiểm soát chặt chẽ và cần đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về các chỉ tiêu chất lượng. Do đó, các cá nhân tổ chức sản xuất nhập khẩu kinh doanh thức ăn thủy sản cần lưu ý tiến hành chứng nhận hợp quy theo đúng quy định pháp luật. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản mà doanh nghiệp cần lắm rõ.

     

    1. Các loại thức ăn thủy sản cần chứng nhận hợp quy

    Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động đánh giá, thử nghiệm chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chí tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

    Cụ thể, các cá nhân tổ chức sản xuất nhập khẩu kinh doanh các sản phẩm thức ăn thủy sản sau sẽ phải tiến hành thủ tục chứng nhận hợp quy:

    Tên nhóm sản phẩm

    Một số sản phẩm cụ thể

    QCVN

    Thức ăn hỗn hợp dùng cho nuôi trồng thủy sản

    Thức ăn hỗn hợp; Thức ăn sản xuất công nghiệp dùng cho động vật thủy sản nuôi

    QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT

    Thức ăn bổ sung dùng cho nuôi trồng thủy sản

    - Nhóm Vitamin, Axit amin, Axit hữu cơ (dạng đơn hoặc hỗn hợp);

    - Chế phẩm enzyme, chế phẩm probiotic, chế phẩm prebiotic (dạng đơn hoặc hỗn hợp);

    - Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh vật;

    - Nhóm khoáng chất;

    - Nhóm hóa  chất

    QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT

    Thức ăn tươi, sống dùng cho nuôi trồng thủy sản

    - Các loại sinh vật chưa qua chế biến,ở trạng thái sống, tươi, đông lạnh dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản;

    - Artemia tươi,sống;

    - Động vật thân mềm hai mảnh vỏ tươi, sống;

    - Động vật thân mềm chân đầu, chân bụng tươi,sống;

    QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT

    Hóa chất, chế phẩm sinh học dùng để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

    - Hóa chất xử lý môi trường;

    - Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường;

    - Chế phẩm sinh học xử lý môi trường (Chế phẩm enzyme, Chế phẩm vi sinh vật, Chế phẩm chiết xuất từ sinh vật, Chế phẩm hỗn hợp);

    - Zeolite, Dolomite, Vôi sống, vôi tôi;

    - Thuốc khử trùng dùng trong nuôi trồng thủy sản;

    - Sản phẩm kích thích sự phát triển của tảo, gây màu nước, ổn định môi trường nuôi (hỗn hợp khoáng, sodium humate,…);

    - Saponin (Chất chiết từ cây Yucca schidigera hoặc cây bã trà (Tea seed meal)

    QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT

    Hỗn hợp khoáng, hỗn hợp vitamin dùng để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

    - Hỗn hợp khoáng (premix khoáng);

    - Hỗn hợp vitamin (premix vitamin);

    - Hỗn hợp khoáng – vitamin.

    QCVN 02-32-2:2020/BNNPTNT

     

    tổ chức sản xuất nhập khẩu kinh doanh thức ăn thủy sản cần lưu ý tiến hành chứng nhận hợp quy

    Tổ chức sản xuất nhập khẩu kinh doanh thức ăn thủy sản cần lưu ý tiến hành chứng nhận hợp quy

    ✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi | Thủ tục nhanh gọn

    2. Tại sao cần chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?

    Chứng nhận thức ăn thuỷ sản Sản phẩm thức ăn thủy sản phải được chứng nhận hợp quy và công bố lưu hành và được cấp số phiếu tiếp nhận để ghi nhãn và truy xuất thông tin sản phẩm trên thị trường. Thực hiện theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia.

    Hiện nay, thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

    ✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hồ sơ - Thủ tục

    3. Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

    Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện điều kiện nhà xưởng sản xuất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản tại Chi cục thủy sản các tỉnh/Sở nông nghiệp các tỉnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoặc tại Tổng cục Thủy sản đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Bước 3: Xây dựng Tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

    Bước 4: Đăng ký chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

    Bước 5:  Đánh giá và thử nghiệm mẫu sản phẩm để chứng minh sản phẩm phù hợp Quy chuẩn

    Thời gian thử nghiệm mẫu là 5 – 10 ngày và Thời gian đánh giá chứng nhận hợp quy là 5 – 7 ngày.

    Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy phải xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng (có chứng nhận ISO 9001 hoặc các chứng chỉ tương đương)

    Sản phẩm nhập khẩu được chứng nhận theo phương thức 7. Sản phẩm sản xuất trong nước sẽ được chứng nhận theo phương thức 5

    Bước 6: Cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thức ăn thủy sản

    Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp đủ điều kiện.

    Cấp chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho doanh nghiệp đạt điều kiện đánh giá

    Cấp chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho doanh nghiệp đạt điều kiện đánh giá

    ✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 9001-Hệ thống quản lý chất lượng

    4. Hướng dẫn công bố hợp quy thức ăn thủy sản

    Bước 1: Nộp hồ sơ công bố

    Doanh nghiệp nộp phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tới Chi cục Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.

    Bước 2: Đăng ký thông tin thức ăn thủy sản trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản của Tổng cục thủy sản để được cấp Mã số tiếp nhận.

    Bước 3: Sử dụng dấu hợp quy trên nhãn sản phẩm

    Thời gian công bố hợp quy là  5 – 10 ngày.

    Chứng nhận và công bố hợp quy để thức ăn thủy sản đảm bảo tính pháp lý và đến tay người nông dân

    Chứng nhận và công bố hợp quy để thức ăn thủy sản đảm bảo tính pháp lý và đến tay người nông dân

    5. Tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín tại Việt Nam

    Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị chứng nhận được cấp phép bởi Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo giấy chứng nhận số 2657/GCN-TCTS-KHCN&HTQT. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vấn chứng nhận, chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản đúng thủ tục pháp lý theo cách thức đơn giản, nhanh gọn và tối ưu nhất. Ưu điểm của dịch vụ chứng nhận thức ăn thủy sản của chúng tôi là:

    • Chi phí thực hiện hợp lý và phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, công khai với khách hàng mọi chi phí trong quá trình chứng nhận;
    • Chuyên viên tư vấn tận tâm và chu đáo với đối tác khách hàng;
    • Hệ thống chi nhánh văn phòng trên khắp 3 miền, hỗ trợ doanh nghiệp trên toàn quốc trong hoạt động chứng nhận;
    • Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
    • Quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website của chúng tôi.

     

    Mọi thông tin hay yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083