Giỏ hàng

Checklist đánh giá nội bộ chi tiết theo ISO 9001| Vinacontrol hướng dẫn A-Z

Nội dung bài viết

    Công tác đánh giá nội bộ diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến và hoàn thiện hoạt động của tổ chức. Để phục vụ công tác đánh giá diễn ra thành công và hiệu quả, Checklist ISO 9001 là một công cụ không thể thiếu và đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nó thật khoa học. Sau đây Viện đào tạo Vinacontrol sẽ cung cấp các thông tin về một Checklist đánh giá nội bộ hợp chuẩn để Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và thực hiện công tác đánh giá tốt nhất.

     

    1. Checklist đánh giá nội bộ là gì?

    Checklist đánh giá nội bộ là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời dựa trên các bằng chứng đánh giá nội bộ. Doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi này dựa trên các yêu cầu theo điều khoản ISO 9001 cùng tình hình thực tế của tổ chức và đưa ra các câu trả lời qua việc trình bày các bằng chứng xác thực, chứng minh cho từng câu hỏi trong quá trình đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp.

    Theo đó, có thể rút ra một checklisst điển hình sẽ gồm các thành phần dưới đây:

    • Câu hỏi
    • Điều khoản ISO 9001:2015
    • Câu hỏi đánh giá
    • Bằng chứng đánh giá

    Xây dựng Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001 là bước quan trọng để đạt hiệu quả trong công tác cải tiến doanh nghiệp

    Xây dựng Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001 để đạt hiệu quả trong cải tiến doanh nghiệp

    ✍Xem thêm: Bộ Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 pdf song ngữ | Xem ngay 

    2. Checklist ISO 9001 bao gồm những nội dung gì?

    Một checklist ISO 9001:2018 đạt chuẩn cần có đầy đủ các nội dung/vấn đề dưới đây:

    2.1 Bối cảnh của Tổ chức

    Doanh nghiệp phải xác định theo dõi và xem xét thông tin về các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược của mình và ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Tổ chức cần phải xác định:

    • Các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng
    • Các yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan đến QMS
    • Phạm vi, quy trình của hệ thống quản lý chất lượng

    2.2 Khả năng lãnh đạo

    Lãnh đạo phải thể hiện các hành động sau:

    • Cam kết đối với hệ thống quản lý chất lượng
    • Tập trung vào khách hàng – chứng tỏ vai trò lãnh đạo và cam kết các điều khoản liên quan đến mục tiêu hướng vào khách hàng
    • Thiết lập, xem xét và duy trì chính sách chất lượng. Chính sách này phải phù hợp với mục đích, bối cảnh của tổ chức; cung cấp khuôn khổ để doanh nghiệp thiết lập, xem xét các mục tiêu chất lượng; chứa đựng các cam kết đáp ứng các yêu cầu hiện hành và cải tiến liên tục QMS
    • Đảm bảo rằng các trách nhiệm và quyền hạn đối với các chức vụ, vai trò tương ứng được phân công, truyền đạt và hiểu rõ trong tổ chức

    2.3 Lập kế hoạch

    • Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội: Trong khi lập kế hoạch, tổ chức cần phải xem xét các vấn đề về bối cảnh của doanh nghiệp cùng các yêu cầu liên quan và xác định rủi ro cũng như cơ hội cần phải giải quyết
    • Xác định mục tiêu chất lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng
    • Lập kế hoạch thay đổi

    Kế hoạch tốt tạo nên tính chắc chắn và hiệu quả trong hành động

    Kế hoạch tốt tạo nên tính chắc chắn và hiệu quả trong hành động

    ✍ Xem thêm: Tư vấn ISO 9001:2015 - Cấp giấy chứng nhận ISO 9001 nhanh nhất

    2.4 Hỗ trợ

    Tổ chức cần phải xác định và cung cấp, duy trì đầy đủ các yếu tố dưới đây để có thể áp dụng QMS một cách hiệu quả nhất:

    • Hỗ trợ tài nguyên và các nguồn lực cần thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng
    • Hỗ trợ nhân lực - để thực hiện có hiệu lực QMS và cho hoạt động và kiểm soát các quá trình của hệ thống
    • Hỗ trợ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc vận hành quá trình của tổ chức để đạt được sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ
    • Môi trường cho các hoạt động của quá trình - môi trường cần thiết cho vận hành của các quá trình của tổ chức để đạt được sự phù hợp của sản phẩm , dịch vụ
    • Giám sát và đo lường tài nguyên - để đảm bảo các kết quả xác thực và đáng tin cậy khi sử dụng hoạt động theo dõi hoặc đo lường để xác nhận sự phù hợp của các sản phẩm  dịch vụ đối với các yêu cầu
    • Kiến thức tổ chức -  phải xác định tri thức cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức và để đạt được sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ
    • Năng lực
    • Nhận thức
    • Liên lạc, trao đổi thông tin
    • Thông tin tài liệu

    2.5 Hoạt động

    • Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động
      • Xác định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ liên quan đến:
      • Giao tiếp với khách hàng;
      • Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm và dịch vụ;
      • Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm và dịch vụ;
      • Các thay đổi yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ.
    • Thiết kế và phát triển các sản phẩm và dịch vụ:
      • Lập kế hoạch thiết kế và phát triển;
      • Đầu vào thiết kế và phát triển;
      • Kiểm soát thiết kế và phát triển;
      • Kết quả đầu ra của thiết kế và phát triển;
      • Thay đổi thiết kế và phát triển.
    • Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài dựa trên: Loại và mức độ kiểm soát của cung cấp bên ngoài; Thông tin cho các nhà cung cấp bên ngoài
    • Sản xuất và cung cấp dịch vụ:
      • Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ;
      • Xác định và truy xuất nguồn gốc;
      • Tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài;
      • Sự bảo tồn ;
      • Các hoạt động sau giao hàng;
      • Kiểm soát các thay đổi.
    • Phát hành sản phẩm và dịch vụ
    • Kiểm soát đầu ra, sản phẩm và dịch vụ của quy trình không phù hợp

    ✍ Xem thêm: Khóa đào tạo nhận thức – Đánh giá viên nội bộ hệ thống ISO 9001:2015 cho doanh nghiêp

    2.6 Đánh giá hiệu suất

    • Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá dựa trên: Sự hài lòng của khách hàng; Phân tích và đánh giá
    • Đánh giá nội bộ (Xem hướng dẫn tại ISO 19011)
    • Xem xét của lãnh đạo

    2.7 Sự cải tiến

    • Tổng quan: Tổ chức phải xác định và lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của họ
    • Sự không phù hợp và hành động khắc phục
    • Cải tiến liên tục

    Thực hiện hành động đánh giá kiểm soát, cải tiến sản phẩm dịch vụ dựa theo kế hoạch trước đó

    Thực hiện hành động đánh giá kiểm soát, cải tiến sản phẩm dịch vụ dựa theo kế hoạch trước đó

    ✍ Xem thêm: Mô hình PCDA -  Quy trình cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý chất lượng

    Kết luận

    Một checklist đánh giá nội bộ ISO 9001 sẽ bao gồm các câu hỏi liên quan đến 7 vấn đề trên. Câu hỏi phải hướng đến các yêu cầu của ISO 9001 để từ đó tổ chức có thể đưa ra các câu trả lời cũng như đánh giá xem hệ thống quản lý chất lượng đạt hiệu quả ra sao, chỗ nào làm tốt và chỗ nào chưa làm tốt, làm gì để hoàn thiện, cải tiến hơn nữa, các biện pháp khắc phục và biện pháp cải tiến mới,… Qua đây, Viện đào tạo Vinacontrol hy vọng có cơ hội được đồng hành và hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong hoạt động đánh giá nội bộ nói riêng và cải tiến tổ chức nói chung.

     

    Quý khách hàng có yêu cầu thắc mắc về dịch vụ của Viện đào tạo Vinacontrol, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 hoặc để lại tin nhắn trên boxchat để nhận thông tin ưu đãi mới nhất và tư vấn miễn phí từ chuyên gia!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083