Chứng nhận ISO 9001:2015 | Cấp giấy nhanh gọn - Uy tín chất lượng
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một công cụ để doanh nghiệp dựa vào đó thực hiện đánh giá, xây dựng, hoàn thiện, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. Tuy nhiên trên thực tiễn các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, vậy nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý chất lượng cũng như thủ tục để được cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Sau đây, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ cung cấp các thông tin về gói dịch vụ chứng nhận ISO 9001 cùng các nội dung liên quan để Quý doanh nghiệp tìm hiểu và tham khảo tốt nhất.
1. Tìm hiểu ISO 9001:2015 là gì?
1.1 Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001:2015 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, đưa ra Chuẩn mực (bao gồm các yêu cầu, ngôn ngữ chung của quốc tế) cho hệ thống quản lý Chất lượng với tư duy khoa học, đảm bảo linh hoạt, không cứng nhắc và phù hợp với thực tế hoạt động của từng tổ chức.
ISO 9001 tổng cộng có 5 phiên bản được cải tiến và hoàn thiện qua thời gian để cho ra đời tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – phiên bản ISO 9001 mới nhất và đang được áp dụng phổ biến trên toàn cầu. Sau đây là thông tin khái quát về 5 phiên bản ISO 9001:
- Tiêu chuẩn ISO 9001: 1987 (tháng 3/1987): Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn ISO 9001: 1994 (tháng 6/1994): Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 (tháng 12/2000): Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (tháng 11/2008): Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (tháng 9/2015): Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
Hiện tại Việt Nam đang áp dụng phiên bản ISO mới nhất – ISO 9001:2015; cụ thể là TCVN 9001:2015 được Tổng cục Đo lường chất lượng biên soạn hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quốc tế.
Hiểu rõ ISO 9001:2015 để nắm bắt cơ hội phát triển cho tổ chức
1.2 Chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 là một loại chứng nhận quốc tế được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp và tổ chức không lợi nhuận sau khi chứng minh rằng họ tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001. Chứng nhận ISO 9001 không chỉ là minh chứng về sự cam kết của tổ chức đối với chất lượng mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường uy tín và danh tiếng trên thị trường, cải thiện hiệu suất hoạt động và quản lý rủi ro, cũng như mở rộng cơ hội kinh doanh và thu hút các đối tác tin cậy.
✍ Xem thêm: Tải tài liệu tiêu chuẩn ISO 9001:2015 PDF phiên bản tiếng Việt
2. Đối tượng cần chứng nhận ISO 9001
Các đối tượng cần chứng nhận ISO 9001 bao gồm:
- Các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trong mọi lĩnh vực và mọi quy mô có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 và sở hữu hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế
- Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 theo đúng thủ tục và quy trình hiệu quả
- Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu cải tiến doanh nghiệp và tạo điểm nhấn đối với khách hàng cùng các đối tác quan trọng.
Đào tạo nhận thức ISO 9001 sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức, kỹ năng quan trọng
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 9001 | Hỗ trợ hồ sơ - Tư vấn từ A-Z
3. Trình tự chứng nhận ISO 9001:2015.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận
Bước đầu tiêu của Quy trình chứng nhận là Đăng ký chứng nhận. Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận thông qua bản Đăng ký chứng nhận và hợp đồng.
Phiếu Đăng ký chứng nhận bao gồm các thông tin liên quan tới doanh nghiệp gồm Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự…. Các thông tin này là rất quan trọng cho Tổ chức chứng nhận để tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 2: Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá
Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận gồm: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá… Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường.
Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản.
- Đánh giá xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp.
- Đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và hoàn thiện Giấy chứng nhận
Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận.
Đồng thời; Tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho Doanh nghiệp 01 bản demo giấy chứng nhận. Bản demo giấy chứng nhận sẽ bao gồm các thông tin giống như 01 chứng chỉ ISO chính thức. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001 và bàn giao hồ sơ.
- Sau khi đã thẩm xét xong hồ sơ và xác nhận thông tin chứng chỉ với Doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho Doanh nghiệp 01 Giấy chứng nhận ISO (Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tối thiểu 12 tháng/lần)
- Để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 9001; Doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá giám sát hàng năm và chứng nhận lại sau 03 năm.
Đánh giá nội bộ là hoạt động quan trọng thường xuyên của mỗi doanh nghiệp
4. Hồ sơ biểu mẫu cần thực hiện theo ISO 9001
Theo yêu cầu tại Điều 4,5,6,7,8,9,10 của Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Hồ sơ biểu mẫu ISO 9001:2015 cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như sau:
- Bảng phân tích bối cảnh và quản lý rủi ro của tổ chức;
- Hồ sơ theo dõi và xem xét nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan;
- Bảng xác định phạm vi QMS của tổ chức;
- Chính sách chất lượng;
- Sơ đồ tổ chức và bảng phân công chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban;
- Hồ sơ về việc hoạch định xác định các rủi ro và cơ hội, các hành động giải quyết;
- Mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu cho Công ty và từng phòng ban;
- Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị theo dõi và đo lường;
- Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị;
- Hồ sơ đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ;
- Kế hoạch đào tạo, Chương trình đào tạo, Báo cáo kết quả đào tạo, Bằng chứng về việc trao đổi thông tin;
- Hồ sơ về việc kiểm soát tài liệu, hồ sơ, phân phối tài liệu hồ sơ;
- Hồ sơ xem xét các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ;
- Hồ sơ về đầu vào thiết kế và phát triển;
- Hồ sơ kiểm soát thiết kế và phát triển;
- Hồ sơ đầu ra của thiết kế và phát triển;
- Hồ sơ thay đổi thiết kế và phát triển;
- Hồ sơ liên quan đến việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, nhà thầu phụ; Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp; Danh sách nhà cung cấp được duyệt; Hồ sơ đánh giá nhà cung cấp định kỳ
- Đặc điểm của sản phẩm được sản xuất và dịch vụ được cung cấp
- Hồ sơ kiểm soát kho ( Phiếu xuất nhập kho, phiếu kiểm soát hàng tồn kho). Nhật ký sản xuất và kiểm tra chất lượng;
- Hồ sơ về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu việc xác định nguồn gốc là một yêu cầu
- Hồ sơ về quản lý tài sản khách hàng
- Hồ sơ, bằng chứng về việc xử lý khiếu nại khách hàng
- Hồ sơ kiểm soát sự thay đổi về sản xuất/cung cấp nhiệm vụ;
- Hồ sơ về kiểm tra chất lượng và thông qua sản phẩm dịch vụ;
- Hồ sơ về kết quả đầu ra không phù hợp;
- Kết quả theo dõi và đo lường;
- Chương trình đánh giá nội bộ;
- Kết quả đánh giá nội bộ;
- Kết quả họp xem xét lãnh đạo;
- Kết quả của các hành động khắc phục.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mẫu theo hướng dẫn và yêu cầu ISO 9001
✍ Xem thêm: Dịch vụ tư vấn ISO 9001:2015 | Hỗ trợ hồ sơ - Tư vấn từ A-Z
5. Lợi ích khi chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
Các lợi ích mà doanh nghiệp có được khi chứng nhận ISO 9001:2015 vào hoạt động của tổ chức bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác;
- Nâng cao hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt;
- Tạo sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy người lao động không ngừng cố gắng trong công việc;
- Người lao động cảm thấy có tinh thần và trách nhiệm hơn trong công việc;
- Phát huy và nâng cao tinh sức mạnh tập thể;
- Hạn chế tối đa các sai sót trong phát sinh trong công việc;
- Nhân viên mới dễ dàng được tiếp nhận công việc;
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ được giữ vững;
- Giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào;
- Lợi nhuận tăng cho dù doanh thu được giữ vững;
- Cải thiện uy tin tổ chức thông qua việc làm thỏa mãn khách hàng;
- Tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh, hợp tác phát triển;
- Áp dụng ISO 9001 tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác;
- Tăng lượng hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Lợi ích vô vàn cho các tổ chức áp dụng thành công ISO 9001
6. Tổ chức cấp chứng nhận ISO 9001 tại Việt Nam
Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị cấp chứng nhận ISO 9001 uy tín và được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015 (Hệ thống quản lý chất lượng) từ Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn ISO cho hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc. Viện đào tạo Vinacontrol tự tin cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001 chất lượng đến Quý khách hàng.
Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 được cấp bởi Vinacontrol
Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về ISO 9001 của Viện đào tạo Vinacontrol vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.