Giỏ hàng

Đăng ký thương hiệu sản phẩm | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Nội dung bài viết

    Thương hiệu sản phẩm là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Giúp người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó làm gia tăng lợi thế canh. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục cũng như chi phí khi đăng ký thương hiệu sản phẩm.

    dang-ky-thuong-hieu-san-pham

    Hướng dẫn đăng ký thương hiệu sản phẩm

     

    1. Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm

    Quy trình đăng ký thương hiệu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

    Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần bảo hộ

    Doanh nghiệp cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Cũng cần lưu ý, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu xem tên thương hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay không.

    Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “Rồng Vàng” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “Rồng Vàng” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu xem chữ “Rồng Vàng” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “Rồng Vàng” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

    Bước 2: Phân nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký thương hiệu

    Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ, một thương hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

    Một thương hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí.

    Ví dụ: Thương hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 12 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa).

    Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về Sở hữu Trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.

    Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu

    Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, doanh nghiệp nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

    Hiện nay, tại Việt Nam có những hình thức tra cứu như sau:

    • Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi doanh nghiệp muốn đăng ký một thương hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh thương hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo.

    • Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: iplib.noip.gov.vn. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu). Hai cách tra cứu trên dù hoàn toàn miễn phí nhưng kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (độ chính xác chỉ 40%).

    • Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%.

    Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

    Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.

    Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

    Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.

    Bước 6: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

    Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không.

    Trong trường hợp đáp ứng, doanh nghiệp sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ).

    Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

    quy-trinh-dang-ky-thuong-hieu-san-pham

    Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm

    ✍  Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để tránh mất thời gian

     

    2. Chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm

    Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu là chi phí chủ sở hữu phải nộp khi tiến hành đăng ký, chi phí đăng ký thương hiệu được căn cứ theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (có tất cả 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ.

    Loại chi phí

    Nội dung chi tiết

    Chi phí cho việc tra cứu thương hiệu

    Phí tra cứu thương hiệu là: 700.000 VND – 900.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (Tra cứu được nói đến ở đây là tra cứu chính thức, có nghĩa có thể kết luận được khả năng đăng ký được hay không? Khác với hình thức tra cứu sơ bộ mà các công ty khác hay nói là miễn phí cho doanh nghiệp, tra cứu sơ bộ chỉ mang tính chất tham khảo và không thể kết luận được là có đăng ký được hay không?).

    Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu

    Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu là 2.500.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm).

    Chi phí cho việc cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

    Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm).

    Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu

    Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu là khoản phí phải trả cho công ty dịch vụ khi khách hàng ủy quyền để tiến hành nộp đơn đăng ký, chi phí chúng tôi nêu trên đã bao gồm luôn phí dịch vụ đăng ký thương hiệu.

    chi-phi-dang-ky-thuong-hieu

     

    Chi phí đăng ký thương hiệu

    ✍  Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết chứng nhận chất lượng hàng hóa

     

    3. Lợi ích khi đăng ký thương hiệu độc quyền

    Việc đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

    • Giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm

    Không có sản phẩm nào lại không mang trên mình một thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố để kích thích hành vi tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Thương hiệu được quảng bá và xây dựng tốt thì sức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cũng được gia tăng. Như vậy, lợi ích đầu tiên của việc đăng ký thương hiệu đó chính là giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.

    • Tránh những tranh chấp không đáng có

    Thông qua bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác hay không dựa trên kết quả tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu Trí tuệ. Từ việc xác định này, doanh nghiệp sẽ tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác.

    • Thể hiện thái độ tôn trọng với doanh nghiệp khác

    Việc tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công gián tiếp thể hiện thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, xâm phạm của bất cứ thương hiệu nào trong cùng lĩnh vực sản phẩm kinh doanh. Cũng từ đây bạn có thể tự do quảng bá thương hiệu, khai thác tối đa nguồn lực thương hiệu của mình để có nguồn doanh thu lớn và ổn định.

    • Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình

    Thị trường thương mại phức tạp, nhiều rủi ro, không cho phép bất cứ doanh nghiệp và công ty nào chủ quan và thực tế đã có rất nhiều trường hợp đau đớn bị mất trắng thương hiệu mình đã dày công gây dựng, tạo lập uy tín.

    Khi đã đăng ký thành công, thương hiệu của bạn được bảo vệ trước pháp luật, ngăn cản mọi hành vi xâm phạm và được bồi thường xứng đáng nếu có hành vi ăn cắp thương hiệu.

    • Khẳng định thương hiệu uy tín, sự chuyên nghiệp trong kinh doanh

    Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn trước khi ra mắt thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đều ủy quyền cho một đối tác uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu. Chính bởi vậy toàn bộ thời gian 10 năm sau họ hoàn toàn không phải lo lắng các vụ kiện tụng, xâm phạm thương hiệu vô cùng rắc rối, tốn kém và ảnh hưởng uy tín của mình. Với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập rất nên tham khảo quan điểm và cách làm việc này để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh.

    loi-ich-khi-dang-ky-thuong-hieu-doc-quyen

    Lợi ích khi đăng ký thương hiệu độc quyền

     

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến “Đăng ký thương hiệu sản phẩm” mà doanh nghiệp nên biết. Mọi thông tin cần tư vấn về chứng nhận hoặc các dịch vụ khác của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email Viendaotaovinacontrol@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết và miễn phí!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083