Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn theo ĐLVN 107 : 2012
Nội dung bài viết
Việc hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là một bước quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo đạc. Máy đo nồng độ cồn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sự tiêu thụ cồn, hỗ trợ quá trình thực thi luật và đảm bảo an toàn trên đường. Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý trong hoạt động hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn.
1. Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là gì?
Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là quá trình kiểm tra và điều chỉnh cảm biến bên trong máy để đảm bảo chúng hiển thị số đọc một cách chính xác. Quá trình hiệu chuẩn đảm bảo rằng cảm biến ở trong tình trạng hoạt động tốt. Từ đó, kết quả kiểm tra nồng độ cồn sẽ chính xác và quan trọng, độ chính xác ấy sẽ nhất quán. Việc hiệu chuẩn cũng đảm bảo rằng tất cả các thành phần của máy đo nồng độ cồn đều hoạt động bình thường. Chúng không có bất cứ mộ hư hại hay hỏng hóc nào. Điều này còn chứng tỏ rằng thiết bị được bảo dưỡng tốt, kéo dài tuổi thọ tổng thể của máy đo nồng độ cồn.
Lưu ý trong hoạt động hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế uy tín | Hỗ trợ toàn quốc
2. Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn?
Tất các các loại máy đo nồng độ cồn đều cần phải được hiệu chuẩn thường xuyên. Hiệu chuẩn là cách duy nhất để đảm bảo thiết bị đo khí của bạn đang hoạt động trong những thông số tiêu chuẩn đã công bố. Các thành phần bên trong để máy đo nồng độ cồn đo được BAC (nồng độ cồn trong máu) một cách chính xác. Khi hiệu chuẩn, ở tất cả các cấp độ vấn đề mà thiết bị gặp phải đều có thể phát hiện được.
Nếu cảm biến bị bão hòa, kết quả của bộ tạo hơi sẽ bị sai lệch. Bạn có thể hình dung một cách dễ dàng rằng quá trình hiệu chuẩn cũng tương tự như việc điều chỉnh đồng hồ. Khi đồng hồ được điều chỉnh tốt, nó sẽ hiển thị thời gian một cách chính xác. Ngược lại, theo thời gian, đồng hồ có thể mất đi từng chút, vài phút và cuối cùng không còn hiển thị thời gian chính xác nữa.
Một số lý do khiến cảm biến bị “trôi”, thứ khiến cho máy đo nồng độ cồn trở nên kém chính xác hơn theo thời gian:
- Tạp chất tích tụ trên cảm biến thở.
- Bảo quản máy đo nồng độ cồn không đúng cách trong các điều kiện không thuận lợi. Chẳng hạn như nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
- Sử dụng hoặc bảo quản máy đo nồng độ cồn trong môi trường thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa cồn. Chẳng hạn như nước rửa tay và các loại dung dịch làm sạch.
- Xử lý ống thở không đúng cách. Hay trong quá trình sử dụng vô tình làm rơi và va đập.
- Sử dụng ống thở không đúng cách. Điển hình như thực hiện việc đo nồng độ cồn ngay sau khi uống rượu, khiến nồng độ cồn cao được thổi vào ống thở.
Không hiệu chuẩn thiết bị đo nồng độ cồn, đồng nghĩa với việc không thể đánh giá một cách chính xác những kết quả khi tiến hành đo nồng độ cồn. Cảm biến sẽ bắt đầu hiển thị các kết quả không đúng và không nhất quán và cuối cùng sẽ bị hỏng. Hơn thế, máy đo nồng độ cồn được sử dụng phổ biến bởi lực lượng Công an giao thông. Nếu những con số hiển thị trên máy đo nồng độ cồn sai lệch sẽ kéo theo các vụ tai nạn xảy ra mà nguyên nhân chính do sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Thiệt hại cả về người và tài sản là điều không thể tránh khỏi.
Bảo quản máy đo nồng độ cồn khi tiến hành hiệu chuẩn đúng cách
✍ Xem thêm: Kiểm định hiệu chuẩn dụng cụ thiết bị đo | Uy tín - Tin cậy
3. Quy tình hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn theo ĐLVN 107:2012
Một quy trình hoàn chỉnh để thực hiện hiệu chuẩn cho thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Điều kiện hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành quá trình hiệu chuẩn cần phải đảm bảo các điều kiện môi trường như sau:
- Nhiệt độ: (25±3)°C
- Độ ẩm không khí: 90%RH
- Áp suất khí quyển: (860 + 1060) hPa
- Có hệ thống thoát khí
- Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy nổ.
- Các thiết bị trong quy trình hiệu chuẩn
Thao tác chuẩn bị hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
Đối với phương pháp khí khô:
- Chọn khí không và khí chuẩn phù hợp
- Đặt bình khí không và khí chuẩn trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 6 giờ đồng hồ đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40l, ít nhất 16h đối với bình có dung tích từ 40l trở lên.
Đối với phương pháp khí ướt:
- Chọn dung dịch trắng blank và dung dịch chuẩn C2H5OH
- Đổ dung dịch trắng black vào dung dịch chuẩn C2H5OH vào hệ thống chuẩn khí ướt
- Làm ấm dung dịch chuẩn dùng để hiệu chuẩn cho đến khi nhiệt độ của nó ổn định ở mức (34±1)°C thì tiến hành hiệu chuẩn.
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, máy đo hàm lượng cồn trong hơi thở phải được đặt trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 4h.
Tiến hành hiệu chuẩn
► Bước 1: Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của thiết bị đo nồng độ cồn với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật. Bao gồm về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu, phụ kiện kèm theo.
► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật: Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở theo tài liệu kỹ thuật.
► Bước 3: Kiểm tra đo lường: Máy đo nồng độ cồn được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung và yêu cầu sau đây:
– Kiểm tra điểm 9
Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí 0 (phương pháp khí khô) hoặc dung dịch trắng (phương pháp khí ướt) và ghi kết quả vào biên bản. Sai số tuyệt đội cho phép là ±0,005 mg/l hoặc ±0,002 %BAC.
– Kiểm tra sai số với 2 giá trị hàm lượng khí
Sử dụng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp và ghi kết quả đo được vào biên bản. Sai số không được lớn hơn sai số cho phép.
– Kiểm tra độ lặp lại
Chọn một giá trị làm lượng khí chuẩn (phương pháp khí khô) hoặc một giá trị dung dịch chuẩn (phương pháp khí ướt) để tiến hành kiểm tra độ ổn định theo thời gian. Dùng phương tiện cần kiểm định đo 5 lần liên tiếp hàm lượng khí chuẩn đã chọn rồi ghi kết quả vào biên bản. Độ lệch chuẩn không được lớn hơn 1/3 sai số lớn nhất cho phép.
► Bước 4: Xử lý kết quả hiệu chuẩn
– Nếu máy đo nồng độ cồn đáp ứng yêu cầu về Tiêu chuẩn đo lường theo quy định của pháp luật (tỷ lệ sai số 0,020 mg/l hoặc 0,004% BAC với kiểm định ban đầu) hoặc sai số 0,032 mg/l hoặc 0,006% BAC với kiểm định định kỳ. Như vậy thiết bị của bạn sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định hiệu chuẩn đạt quy định.
– Nếu máy đo nồng độ cồn không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ không được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn. Tất cả các dấu, tem hiệu chuẩn trước đó cũng sẽ bị xóa.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn
4. Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn khi nào?
Khoảng thời gian hiệu chuẩn phụ thuộc vào số lần sử dụng và loại cảm biến trong bộ lọc hơi. Các dòng máy đo nồng độ cồn cầm tay thường sử dụng cảm biến bán dẫn nên được yêu cầu hiệu chuẩn 6 tháng/lần hoặc sau 200 lần sử dụng. Còn các dòng máy đo nồng độ cồn chuyên nghiệp sử dụng cảm biến pin nhiên liệu thì chúng duy trì độ chính xác lâu hơn nên thường sẽ yêu cầu hiệu chuẩn 12 tháng/lần hoặc sau 500 lần sử dụng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về quá trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn mà bạn đọc cần tham khảo để nắm rõ.