Giỏ hàng

ISO 22000 là gì? Tất tần tật về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Nội dung bài viết

    Xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm sạch ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm ra phương án để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Áp dụng ISO 22000 được coi là một phương án khoa học và hiệu quả cho doanh nghiệp; Bởi khi sở hữu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa theo ISO 22000, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng, tính an toàn của thực phẩm đến người tiêu dùng. Vậy ISO 22000 là gì? Doanh nghiệp nào nên áp dụng và những thông tin doanh nghiệp cần biết về tiêu chuẩn này sẽ được Viện đào tạo Vinacontrol cung cấp dưới đây.

    1.Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

    ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). ISO 22000 sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất thực phẩm một cách tiếp cận có cấu trúc và các cơ chế cần thiết để có thể quản lý sự an toàn của các sản phẩm và dịch vụ của họ.

    ISO 22000:2018 ra mắt vào ngày 18/06/2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 và chính thức thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn TCVN 22000:2018 có nội dung hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000:2018 

    Phiên bản mới này đã được cập nhật mới để đáp ứng mọi thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Các tổ chức doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 22000:20005 phải thực hiện chuyển đổi sang phiên bản năm 2018 để có thể duy trì tính hiệu lực và hiệu quả của tổ chức.

    Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 còn là phương án tối ưu dành cho các doanh nghiệp ngành nghề thực phẩm khi có thể đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

    ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS)

    ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về  hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS)

    ✍  Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 PDF - Hệ thống quản lý ATTP [TẢI MIỄN PHÍ]

    2. Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

    ISO 22000 được thiết kế để phù hợp với tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có thể áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm này. Phạm vi của hệ thống an toàn thực phẩm bao gồm những nông trại, ngư trường, đơn vị cung cấp dịch vụ về thực phẩm, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những nhà sản xuất thực phẩm sơ chế, các hãng vận chuyển và bảo quản thực phẩm, và các nhà thầu phụ bán lẻ về thực phẩm và các cửa hàng dịch vụ ăn uống, cùng các tổ chức liên quan như những nhà tổ chức trang thiết bị, vật liệu đóng gói, tác nhân làm sạch, các thành phần và các chất phụ gia…

    Nói cách khác, mọi yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn 22000:2018 có thể được áp dụng cho bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

    Nông trạị áp dụng ISO 22000 cung ứng thực phẩm tươi ngon an toàn đến người dân

    Nông trạị áp dụng ISO 22000 cung ứng thực phẩm tươi ngon an toàn đến người dân

    ✍  Xem thêm: Phân biệt ISO 22000 và HACCP – Tiêu chuẩn ATTP cho doanh nghiệp

    3. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

    • Đảm bảo cho các doanh nghiệp thực phẩm có đủ khả năng để kiểm soát được mọi mối nguy. Các mối nguy này có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, tiến hành nuôi trồng, đánh bắt cho tới thu hoạch, chế biến và đem đến tay người tiêu dùng. 
    • Đảm bảo những thực phẩm khi được tiêu thụ trên thị trường là hoàn toàn an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

    Với các mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đạt được các lợi ích như sau:

    • Đáp ứng các yêu cầu về pháp lý
    • Đảm bảo được nguồn chất lượng
    • Mang đến sự hài lòng khách hàng
    • Được quốc tế công nhận là nhà cung cấp có uy tín
    • Tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

    ✍  Xem thêm: Top 5 Các công ty chứng nhận ISO 22000:2018 tại Việt Nam | Tham khảo tốt nhất 

    4. Nội dung của ISO 22000

    4.1 Tổng quan ISO 22000

    ISO 22000 yêu cầu thiết lập thông tin liên lạc hiệu quả với các bên quan tâm, thực hiện cách tiếp cận dựa trên rủi ro, thiết lập và duy trì các chương trình tiên quyết, kế hoạch kiểm soát mối nguy (OPRP và CCP), giám sát việc thực hiện FSMS và an toàn thực phẩm, và tìm kiếm các cơ hội cải tiến liên tục.

    ISO 22000 áp dụng cách tiếp cận theo quy trình tích hợp chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA)tư duy dựa trên rủi ro ở các cấp độ tổ chức và hoạt động. Các tổ chức đang tìm cách triển khai FSMS dựa trên ISO 22000 phải thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và đặt ra các mục tiêu an toàn thực phẩm. Chính sách và mục tiêu phải được thiết lập bởi lãnh đạo cao nhất và một hệ thống truy xuất nguồn gốc phải được thực hiện để theo dõi các sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng.

    ISO 22000 áp dụng theo quy trình tích hợp (PDCA) và tư duy dựa trên rủi ro ở các cấp độ tổ chức và hoạt động

    ISO 22000 áp dụng theo quy trình tích hợp (PDCA) và tư duy dựa trên rủi ro ở các cấp độ tổ chức và hoạt động

    Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000 nêu rõ chi tiết các yêu cầu liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm.

    4.2 Cấu trúc ISO 22000

    Cấu trúc ISO 22000 gồm 10 phần, cụ thể:

    1. Phạm vi
    2. Tài liệu tham khảo
    3. Thuật ngữ và định nghĩa
    4. Bối cảnh của tổ chức
    5. Lãnh đạo
    6. Lập kế hoạch
    7. Hỗ trợ
    8. Hoạt động
    9. Đánh giá hiệu suất
    10. Cải tiến

    4.3 Các yếu tố của tiêu chuẩn ISO 22000

    Trao đổi thông tin: Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng.

    Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.

    Các chương trình tiên quyết (PRPs): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.

    Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc của HACCP.

    Dựa vào ISO 22000, Thực phẩm đảm bảo an toàn khi đến tay người tiêu dùng

    Dựa vào ISO 22000, Thực phẩm đảm bảo an toàn khi đến tay người tiêu dùng

    ✍  Xem thêm: Đào tạo ISO 22000, HACCP về An toàn thực phẩm | Chuyên Nghiệp

    5. Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000:2018?

    Các yêu cầu của ISO 22000 là:

    • Có chính sách An toàn thực phẩm tổng thể cho tổ chức của bạn, do lãnh đạo cao nhất phát triển.
    • Đặt ra các mục tiêu sẽ thúc đẩy công ty của bạn nỗ lực tuân thủ chính sách này.
    • Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý và tài liệu hóa hệ thống.
    • Lưu giữ hồ sơ về hiệu suất của hệ thống.
    • Thành lập nhóm với những cá nhân đủ điều kiện để thành lập Đội an toàn thực phẩm.
    • Xác định các thủ tục liên lạc để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với các bên hữu quan quan trọng bên ngoài công ty (cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp,...) và liên lạc nội bộ hiệu quả.
    • Có kế hoạch cho tình huống khẩn cấp.
    • Tổ chức các cuộc họp xem xét của ban lãnh đạo để đánh giá hiệu suất của FSMS.
    • Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để vận hành hiệu quả FSMS bao gồm nhân viên được đào tạo và có trình độ phù hợp, đủ cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc thích hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
    • Tuân thủ các nguyên tắc HACCP.
    • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
    • Thiết lập hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
    • Duy trì một quy trình được lập thành văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
    • Điều khiển các thiết bị giám sát và đo lường.
    • Thiết lập và duy trì và chương trình kiểm toán nội bộ.
    • Liên tục cập nhật và cải tiến FSMS.

    Các yêu cầu của ISO 22000 là chung và có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô hoặc mức độ phức tạp của chúng. ISO 22000 được phát triển theo Cấu trúc Cấp cao (HLS), vì vậy nó phù hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác. Điều này cho phép các tổ chức tích hợp FSMS với các hệ thống quản lý khác như QMS dựa trên ISO 9001, EMS dựa trên ISO 14001, v.v. Ngoài ra, ISO 22000 khuyến khích các tổ chức phù hợp với các hướng dẫn, thông số kỹ thuật hoặc yêu cầu khác liên quan đến an toàn thực phẩm hoặc đối với các lĩnh vực thực phẩm cụ thể có thể góp phần hơn nữa để đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm.

    Chứng chỉ ISO 22000 được Viện đào tạo Vinacontrol cấp cho doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn

    Chứng chỉ ISO 22000 được Viện đào tạo Vinacontrol cấp cho doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn

    Chứng nhận ISO 22000 cho phép một công ty chứng tỏ với khách hàng của mình rằng họ có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp. Điều này cung cấp cho khách hàng căn cứ tin tưởng và an tâm khi sử dụng sản phẩm. Tiêu chuẩn này còn quan trọng hơn nữa trong trường hợp khách hàng, đối tác là những cá nhân, tổ chức có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn thành nghĩa vụ đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm của họ và làm hài lòng khách hàng của mình

    ✍  Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000 | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

    Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị tư vấn ISO 22000- cấp chứng nhận ISO 22000 uy tín và được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) từ Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.

    Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về ISO 22000 của  Viện đào tạo Vinacontrol vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083