Giỏ hàng

Chứng nhận HACCP uy tín | Cấp chứng chỉ ATTP tiết kiệm

Nội dung bài viết

    Bên cạnh tiêu chuẩn ISO 22000 thì các doanh nghiệp ngành nghề thực phần cần quan tâm đến HACCP – 1 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng và có giá trị toàn cầu. Với chứng chỉ an toàn thực phẩm theo chuẩn HACCP doanh nghiệp có thể tạo dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và mở rộng thị trường ở nhiều nước trên thế giới. Sau đây là các thông tin để Quý doanh nghiệp tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về tiêu chuẩn cũng như dịch vụ chứng nhận HACCP - Cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm trên thị trường hiện nay.

     

    1. Tìm hiểu tiêu chuẩn HACCP là gì?

    Chứng nhận HACCP - Chứng nhận HACCP CODEX - Tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points) là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 

    Tư vấn chứng nhận HACCP CODEX

    HACCP - tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có giá trị toàn cầu được nhiều tổ chức sử dụng phổ biến

    Tiêu chuẩn HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm. HACCP được áp dụng xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu đầu tiên tới khâu tiêu thụ và việc áp dụng đó căn cứ vào các chứng cứ khoa học về sự nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tiêu chuẩn HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.

    ✍  Xem thêm:  Tài liệu tiêu chuẩn HACCP pdf Tiếng Việt 

    2. Doanh nghiệp nào nên chứng nhận HACCP?

    Tiêu chuẩn chứng nhận HACCP có phạm vi áp dụng không chỉ gói gọn trong lĩnh vực thực phẩm mà còn có thể áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản,....

    • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi…;
    • Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp;
    • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các hoạt động liên quan đến thực phẩm.

    Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần thiết áp dụng tiêu chuẩn HACCP

    Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần thiết áp dụng tiêu chuẩn HACCP

    3. 7 Nguyên tắc cần phải biết trong HACCP

    Dưới đây là 7 nguyên tắc trong HACCP mà doanh nghiệp cần nắm rõ:

    • Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy;
    • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP);
    • Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn;
    • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát giám sát các điểm CCP;
    • Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát;
    • Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu;
    • Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về tất cả các thủ tục và hồ sơ đối với các nguyên tắc này và việc ứng dụng chúng.

    Nắm rõ 7 nguyên tắc để áp dụng HACCP thành công

    Nắm rõ 7 nguyên tắc để áp dụng HACCP thành công

    4. Trình tự chứng nhận HACCP - Hệ thống An toàn thực phẩm.

    Sau khi xây dựng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp sản xuất cần phải xin chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chứng nhận HACCP là một cơ quan độc lập với cơ quan tư vấn áp dụng HACCP. Ở một số quốc gia, cơ quan chứng nhận là cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như Hàn Quốc… Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, cơ quan chứng nhận HACCP là một tổ chức dịch vụ kỹ thuật. Cơ quan chứng nhận ở các quốc gia có sự khác nhau nhưng các bước tiến hành thủ tục chứng nhận HACCP đều phải tuân theo các bước sau:

    ► Bước 1: Tiếp xúc ban đầu, trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng (doanh nghiệp)

    Cuộc tiếp xúc diễn ra trước khi ký hợp đồng chứng nhận. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:

    • Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
    • Các bước của thủ tục chứng nhận
    • Tiêu chuẩn ứng dụng
    • Các chi phí dự tính
    • Chương trình kế hoạch làm việc

    ► Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

    Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch HACCP, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP.

    Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

    ► Bước 3: Ký hợp đồng về chứng nhận HACCP giữa cơ quan chứng nhận và doanh nghiệp

    ► Bước 4: Doanh nghiệp đưa trình các tài liệu về HACCP cho cơ quan chứng nhận

    Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:

    • Kế hoạch HACCP, tài liệu liên qua HACCP (Sổ tay HACCP)
    • Thủ tục và chỉ dẫn công việc
    • Mô tả sản phẩm
    • Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…
    • Bảng hỏi kiểm định HACCP

    ► Bước 5: Đánh giá chính thức các tài liệu

    Các văn bản tài liệu HACCP (sổ tay HACCP) sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống HACCP với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

    • Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
    • Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
    • Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

    Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

    Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

    ► Bước 6: Lập kế hoạch kiểm tra

    Các chuyên gia đánh giá phải viết báo cáo đánh giá cùng với các báo cáo về sự không phù hợp và các điểm cần lưu ý sau khi kiểm tra đánh giá hồ sơ. Trong báo cáo cần nêu ra các câu hỏi cũng như các vấn đề cần sửa chữa để doanh nghiệp trả lời và sửa chữa. Các câu hỏi sẽ được làm rõ muộn nhất là trong quá trình kiểm tra thực địa.

    Đồng thời một kế hoạch kiểm tra, thẩm tra tại thực địa cũng được thống nhất giữa đoàn thẩm tra đánh giá và doanh nghiệp.

    ► Bước 7: Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

    Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

    Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống HACCP.

    Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình HACCP.

    Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

    Sự không phù hợp sẽ được chứng minh trong các báo cáo sai lệch.

    Đối với các sai lệch, doanh nghiệp có trách nhiệm chỉnh sửa lại.

    Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc sửa chữa các sai lệch và những điều còn thắc mắc được làm rõ, đoàn đánh giá phải thẩm tra lại và báo cáo đánh giá, thẩm định toàn bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền đưa ra quan điểm tán thành hoặc không tán thành các ý kiến của đoàn hoặc thẩm tra viên trong vòng 2 tuần lễ.

    ► Bước 8: Cấp chứng nhận HACCP

    Cơ sở được cấp chứng nhận HACCP nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. 

    Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận HACCP cho khách hàng. Chứng nhận HACCP có giá trị 3 năm.

    ► Bước 9: Giám sát duy trì chứng nhận và chứng nhận lại

    Trong thời gian hiệu lực của giấp chứng nhận HACCP, cơ quan chứng nhận phải tổ chức giám sát định kỳ để đảm bảo rằng tất cả các quy phạm vệ sinh, nguyên tắc HACCP đang được duy trì đúng theo yêu cầu.

    Nếu trong quá trình giám sát, phát hiện thấy có vấn đề không phù hợp, không khắc phục sửa chữa kịp thời, sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.

    Khi hết thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận ( giấy chứng nhận có giá trị 3 năm), cơ sở phải đăng ký và làm thủ tục chứng nhận lại vào thời điểm trước khi sắp hết hạn (3 tháng). Thủ tục chứng nhận lại như chứng nhận ban đâu nhưng tính chất đơn giản hơn nhiều.

    Lưu ý:

    • Thời gian đánh giá được thảo luận chi tiết tùy từng doanh nghiệp theo quy mô, phạm vi hoạt động, nhu cầu thực tế,….
    • Trong quá trình chứng nhận, doanh nghiệp cần hỗ trợ, hợp tác và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, nhân sự, môi trường được yêu cầu để quá trình diễn ra thuận lợi nhất. Tổ chức chứng nhận HACCP – Viện đào tạo Vinacontrol cam kết bảo mật thông tin cho Quý khách hàng.

    Chứng chỉ HACCP được cấp bởi Viện đào tạo Vinacontrol

    Chứng chỉ HACCP được cấp bởi Viện đào tạo Vinacontrol

    ✍  Xem thêm: Đào tạo nhận thức HACCP - Nội dung chi tiết khóa học

    5. Hồ sơ tài liệu cần phải chuẩn bị

    Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu giấy tờ sau:

    - Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm

    - Sổ tay HACCP

    - Kế hoạch HACCP

    - Trách nhiệm quyền hạn của ban HACCP

    - Các sơ đồ (công nghệ; cấp nước; thoát nước; động vật gây hại;..)

    - Kế hoạch thẩm tra/thẩm định

    - Hồ sơ vệ sinh cá nhân

    - Hồ sơ vệ sinh nhà xưởng

    - Hồ sơ vệ sinh nguồn nước

    - Hồ sơ vệ sinh bề mặt tiếp xúc

    - Hồ sơ ngăn ngừa nhiễm chéo

    - Quy định bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn

    - Hồ sơ sử dụng bảo quản hóa chất phụ gia

    - Hồ sơ phương tiện vệ sinh

    - Hồ sơ kiểm soát động vật gây hại

    - Hồ sơ kiểm soát chất thải

    - Hồ sơ an toàn nước đá

    - Hồ sơ Vệ sinh vật liệu bao gói.

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mẫu theo hướng dẫn và yêu cầu HACCP

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mẫu theo hướng dẫn và yêu cầu HACCP

    6. Lợi ích khi áp dụng thành công hệ thống HACCP

    Dưới đây là những lợi ích không thể phủ nhận khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn HACCP:

    • Phát hiện và kiểm soát mối nguy hại tới sức khỏe con người ngay trong từng khâu của toàn bộ quá trình sản xuất;

    HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong việc vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. HACCP giúp nhận diện các mối nguy, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.

    • Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm;

    HACCP quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy với sức khỏe con người và kiểm soát điểm tới hạn để phòng ngừa trong quá trình sản xuất thực phẩm.

    • Giảm tối đa chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm;

    Các mối nguy về an toàn cho thực phẩm và việc kiểm soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng/cơ sở khoa học.

    • Nâng cao uy tín và thương hiệu khi được bên thứ ba chứng nhận phù hợp với hệ thống HACCP;

    Doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP được khách hàng và đối tác tin tưởng, ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

    • Tăng ưu thế cạnh tranh và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng nhờ tính minh bạch;
    • Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận.

    Thực phẩm có chứng nhận HACCP được bày trên kệ ở các siêu thị và được người dân ưu tiên lựa chọn

    Thực phẩm có chứng nhận HACCP được bày trên kệ ở các siêu thị và được người dân ưu tiên lựa chọn

    Viện đào tạo Vinacontrol là tổ chức chứng nhận HACCP hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chứng nhận tiêu chuẩn cho hàng nghìn doanh nghiệp khắp cả nước, Viện đào tạo Vinacontrol cam kết cung cấp dịch vụ tối ưu nhất cho Quý khách hàng. Hiện Vinacontrol đã có các văn phòng chi nhánh trên toàn quốc, đảm bảo có thể phục vụ nhu cầu của Doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khách hàng cần chứng nhận HACCP vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua hotline 1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin để được chuyên viên tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083