Giỏ hàng

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) là gì?

Nội dung bài viết

    Theo khoản 2 Điều 7 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ trong công tác đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở. Vì vậy với hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS), tổ chức được cung cấp khả năng đáp ứng các yêu cầu luật định cũng như đạt được các lợi ích phát triển doanh nghiệp bền vững. Sau đây là mọi thông tin cụ thể về hệ thống quản lý OH&S mà doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ để áp dụng thành công.

     

    1. Tìm hiểu OHSMS – Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

    1.1 OHSMS là gì?

    OHSMS là tên viết tắt của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Tiếng anh là Occupational Health and Safety (OH&S)  Management Systems. OHSMS là một cách tiếp cận có hệ thống và phối hợp để quản lý các rủi ro về sức khỏe và an toàn. OHSMS giúp các tổ chức liên tục cải thiện hoạt động an toàn của họ và tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn. Khi đó, doanh nghiệp có thể thiết lập một môi trường làm việc an toàn hơn để bảo vệ mọi người tại nơi làm việc bằng cách loại bỏ hoặc quản lý tốt hơn các mối nguy về sức khỏe và an toàn.

    Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS)được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 45001:2018

    Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) được xây dựng trên tiêu chuẩn ISO 45001:2018

    ✍ Xem thêm: Bộ tài liệu ISO 45001:2018 PDF | [Download Miễn phí]

    1.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

    Các mục tiêu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được thiết lập ở các cấp liên quan và các bộ phận chức năng để duy trì hệ thống quản lý và đạt được sự cải tiến liên tục về hiệu quả an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Mục tiêu cần được nêu rõ trong Chính sách An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp. Một số mục tiêu  của OHSMS có thể kể đến như: 

    • Phát triển và thực hiện chính sách và mục tiêu của an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
    • Thiết lập các quy trình có hệ thống thông qua xác định "bối cảnh" của tổ chức và xét đến rủi ro và cơ hội của mình và luật pháp và các yêu cầu khác của nó;
    • Thiết lập kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro OH&S, tính pháp lý và các yêu cầu của nó;
    • Nâng cao nhận thức về rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên hoặc người làm việc dưới danh nghĩa của tổ chức;
    • Đánh giá hiệu quả OH&S và tìm cách cải thiện, thông qua những hành động thích hợp;
    • Xác định các mối nguy và rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp gắn với hoạt động của mình; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc đưa vào kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn của chúng;
    • Đảm bảo người lao động có một vai trò tích cực trong các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

    Đảm bảo an toàn tại nơi làm việc là mục tiêu lớn nhất của hệ thống quản lý OH&S

    Đảm bảo an toàn tại nơi làm việc là mục tiêu lớn nhất của hệ thống quản lý OH&S

    1.3 Các yếu tố xây dựng một OHSMS thành công

    Dưới đây là các thành phần của hệ thống quản lý OH&S mà doanh nghiệp khi áp dụng cần lưu ý và đảm bảo:

      ✔ Lãnh đạo quản lý và cam kết

    Các nhà lãnh đạo quản lý cấp cao cần đưa ra cam kết để cung cấp tầm nhìn, thiết lập chính sách, đặt ra mục tiêu và cung cấp các nguồn lực để định hướng  và hỗ trợ việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S.

      ✔ Xây dựng các tài liệu về quy trình làm việc an toàn và hướng dẫn bằng văn bản

    Các thủ tục và thực hành lao động an toàn đảm bảo rằng mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và có thể làm việc hiệu quả nhất. Các văn bản thể hiện rõ sự cần thiết của các quy trình làm việc an toàn ở cấp độ tổ chức lẫn cấp độ cá nhân 

      ✔ Đào tạo về an toàn sức khỏe nghề nghiệp

    Mọi thành viên trong tổ chức cần hiểu rõ trách nhiệm của họ khi thực hiện và duy trì một nơi làm việc lành mạnh và an toàn. Cụ thể:

    • Quản lý cấp cao cần hiểu vai trò của họ trong việc thiết lập các chính sách và liên tục thúc đẩy hệ thống và chương trình quản lý OHS.
    • Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng người lao động được đào tạo, có trình độ và năng lực để thực hiện nhiệm vụ của họ. 
    • Người giám sát phải cung cấp đầy đủ hướng dẫn và giám sát người lao động để họ có thể thực hiện công việc một cách an toàn. 
    • Người lao động cần phải làm việc một cách an toàn, theo cách họ đã được huấn luyện.

     

      ✔ Xác định mối nguy và quản lý rủi ro

    Xác định các mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro từ chúng, từ đó kiểm soát các rủi ro, ngăn chặn tình huống chấn thương cho công nhân

      ✔ Kiểm tra cơ sở, thiết bị, nơi làm việc và thực hành làm việc

    Kiểm tra nơi làm việc, liên tục xác định các mối nguy hiểm và ngăn chặn các điều kiện làm việc không an toàn phát triển.

      ✔ Điều tra sự cố

    Tiến hành điều tra sự cố giúp xác định các nguyên nhân ngay lập tức và gốc rễ của các điều kiện không an toàn đồng thời xác định các biện pháp để ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra trong tương lai.

      ✔ Quản trị chương trình

    Thường xuyên đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý OH&S và đưa ra các hành động cải thiện hệ thống, Bên cạnh đó cần duy trì hồ sơ một cách chính xác về các hoạt động của hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp để có thể thu thập được các thông tin hữu ích trong công tác cải tiến liên tục.

      ✔ Ủy ban về an toàn sức khỏe nghề nghiệp

    Ủy ban này có chức năng hỗ trợ qua việc tập hợp người sử dụng lao động và người lao động để cùng xác định và giải quyết các vấn đề về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, ngoài ra Ủy ban còn có chức năng tham gia vào phát triển và thực hiện OHSMS.

      ✔ Các chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

    Các chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một phần thiết yếu của hệ thống

      ✔ Kiểm toán hệ thống

    Đánh gia viên xem xét các khía cạnh của hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đạt được mục tiêu đã đề ra dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001.

    Huấn luyện an toàn lao động là một phần quan trọng và quyết định tính hiệu quả của OHSMS

    Huấn luyện an toàn lao động là một phần quan trọng và quyết định tính hiệu quả của OHSMS

    ✍ Xem thêm: Khóa đào tạo nhận thức hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 

    2. Lợi ích của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

    Những lợi ích của hệ thống quản lý OH&S có thể kể đến như:

    • Bảo vệ mọi người tại nơi làm việc bằng cách loại bỏ hoặc quản lý tốt hơn các mối nguy về sức khỏe và an toàn.
    • Giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn
    • Giảm thương tật và các chi phí liên quan đến thương tật - bằng cách xử lý trước thương tích, người sử dụng lao động tiết kiệm tiền cho chi phí y tế, tiền lương của nhân viên bị thương, yêu cầu bảo hiểm vượt mức, lao động thay thế và tăng phí bảo hiểm bồi thường cho người lao động
    • Cải thiện cơ hội kinh doanh - nhiều công ty có chính sách mua hàng ưu đãi cho phép mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ các công ty có OHSMS
    • Cung cấp các hệ thống có thể đo lường có thể xác minh hiệu suất OHS
    • Chứng minh rằng tổ chức đang đáp ứng các yêu cầu pháp lý
    • Nâng cao uy tín của tổ chức

    3. Thực hiện chứng nhận ISO 45001:2018 cho OHSMS

    Ngoài việc thực hiện và quan tâm đến các yếu tố của hệ thống quản lý OH&S thì doanh nghiệp cần thiết chứng nhận ISO 45001 cho hệ thống của mình để đảm bảo có được lợi ích tốt nhất trong quá trình áp dụng OHSMS tại tổ chức. Cụ thể doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

    • Điều kiện 1: Doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và áp dụng OHSMS theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
    • Điều kiện 2: Đăng ký và thực hiện đánh giá chứng nhận tại 1 tổ chức chứng nhận uy tín
    • Điều kiện 3: Duy trì vận hành hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001:2018

    Lưu ý: - Tổ chức chứng nhận ISO hợp pháp phải là đơn vị được Nhà nước chỉ định, cấp phép thực hiện hoạt động chứng nhận

                 - Doanh nghiệp có thể tìm đến tổ chức chứng nhận uy tín để thực hiện áp dụng OHSMS hiệu quả và nhanh chóng nhất

    Viện đào tạo Vinacontrol cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp

    Viện đào tạo Vinacontrol cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp

    ✍ Xem thêm: Thủ tục chứng nhận ISO 45001:2018 nhanh chóng tiết kiệm cho doanh nghiệp

    Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép thực hiện hoạt động chứng nhận ISO theo Quyết định số 19.2017/QĐ-VPCNCL và có kinh nghiệm lâu năm khi hoàn thành chứng nhận cho hàng nghìn tổ chức trong và ngoài nước. Mọi thắc mắc, yêu cầu về dịch vụ tư vấn, đào tạo, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001, xin liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 hoặc gửi yêu cầu trên boxchat để nhận được bảng giá ưu đãi giới hạn và tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ !

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083