An toàn điện là gì? 5 quy tắc quan trọng đảm bảo an toàn
Nội dung bài viết
1. An toàn điện là gì?
An toàn điện đề cập đến việc đảm bảo rằng hệ thống điện và các thiết bị điện được sử dụng một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn, cháy nổ hoặc tổn thất về nguồn điện. An toàn điện không chỉ liên quan đến việc bảo vệ sự an toàn cá nhân mà còn đảm bảo cho toàn bộ cộng đồng.
Để đạt được an toàn điện, cần tuân thủ các quy tắc, hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn điện áp dụng trong ngành công nghiệp điện. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn điện còn bao gồm việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện, cung cấp đào tạo cho người sử dụng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện.
Đảm bảo an toàn điện giúp giảm thiệt hại về người và của
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị điện | Tại sao cần thực hiện định kỳ
2. Các dạng tại nạn điện
2.1 Chấn thương do điện
Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện.
Các dạng chấn thương do điện bao gồm
- Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang điện;
- Một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng;
- Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật;
- Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
2.2 Do điện giật
Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số vụ tai nạn điện gây thiệt mạng là do điện giật. Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau:
- Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
- Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
- Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn. Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Tai nạn điện rất nguy hiểm với con người
✍ Xem thêm: An toàn cháy nổ là gì? | Đảm bảo an toàn cháy nổ trong cao điểm nắng nóng
3. Nguyên nhân gây mất an toàn điện
3.1 Do bất cẩn
Trong quá trình sử dụng điện người sử dụng có thể bị tai nạn do bất cẩn như khi khoan tường khoan vào dây điện ngầm; thợ hàn để thanh sắt chạm vào đường điện cao thế; để nước tràn vào ổ cắm di động…Đây là nguyên nhân hay mắc phải của nhiều người tai nạn thường xảy ra bất ngờ và mức độ nghiêm trọng thường cao.
3.2 Do sự thiếu hiểu biết của người lao động
Hiện nay, người lao động Việt Nam vẫn chưa ý thức về quyền được hưởng điều kiện làm việc đảm bảo an toàn. Họ chủ yếu là những người lao động nghèo vì miếng cơm, vì kế sinh nhai mà có khi biết mức độ an toàn trong công việc là thấp nhưng vẫn phải chấp nhận làm.
Bên cạnh đó, số người lao động tiếp xúc với điện tăng lên như xưởng may, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…nhưng họ chưa có nhận thức đầy đủ về an toàn điện, chưa tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn điện chưa hiểu rõ tầm quan trọng của các trang bị bảo hộ lao động trong ngành điện nên số lượng tai nạn điện ngày một tăng lên.
3.3 Do sử dụng thiết bị điện không an toàn
Các thiết bị điện lưu hành trên thị trường không được kiểm định chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền hoặc những thiết bị và máy điện đã sử dụng lâu quá hạn về tuổi thọ độ bền cách điện chưa được thay thế. Khi người sử dụng hoặc người vận hành thao tác điện không đảm bảo về cách điện có thể dẫn đến tai nạn điện.
3.4 Do quá trình tổ chức thi công và thiết kế
Trong quá trình tổ chức thi công và thiết kế điện hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải không được đấu riêng rẽ; không có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công; người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường không được bảo đảm an toàn về điện.
Quá trình thi công và thiết kế không đúng quy trình, các thiết bị điện không được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng; những người tham gia thi công xây dựng không được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện và sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện đó là những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện trong quá trình thi công và thiết kế.
3.5 Do môi trường làm việc không an toàn
Môi trường làm việc không an toàn như ở lò nhiệt luyện, lò nung…nhiệt độ cao nguy cơ mất an toàn cao vì vậy việc đảm bảo an toàn điện trong môi trường làm việc là rất quan trọng là một trong các nguyên nhân gây tai nạn điện.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn điện là do người sử dụng chưa được trang bị đủ kiến thức
✍ Xem thêm: An toàn lao động trong xây dựng là gì?
4. Các biện pháp đảm bảo an toàn điện cho con người và thiết bị
4.1 Quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định:
a. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
b. Phải chọn đúng biện pháp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.
c. Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
d. Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn.
e. Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống điện.
4.2 Các biện pháp về tổ chức
Trên thực tế, tất cả các trường hợp để xảy ra tai nạn điện giật thì nguyên nhân chính không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải do phương tiện bảo vệ an toàn chưa đảm bảo mà chính là do vận hành không đúng quy trình, trình độ vận hành không đáp ứng, sức khoẻ không đảm bảo. Để vận hành an toàn phải thường xuyên kiểm tra sửa chữa thiết bị, lựa chọn và tuyển dụng cán bộ kỹ thuật đúng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, mở các lớp huấn luyện về chuyên môn, phân công trực đầy đủ v.v…
Muốn các thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xung quanh, cần tu sửa chúng theo kế hoạch đã định, khi sửa chữa phải theo đúng quy trình vận hành. Ngoài các công việc làm theo chu kỳ cần có bộ phận trực tiếp với nhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi. Các kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ trực và trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa.
Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Để tránh tình trạng trên cần vận hành thiết bị theo đúng quy trình sơ đồ nối dây điện của các đường dây bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm có nối đất. Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau.
4.3 Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại tai nạn do điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn điện sau đây:
- Đảm bảo tốt cách điện của các thiết bị điện.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly. - Sử dụng tín hiệu, biến báo, khoá liên động.
- Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm:
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng điện thế;
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ.
Tuân thủ các biện pháp an toàn điện giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của
✍ Xem thêm: An toàn lao động là gì?
✍ Xem thêm: An toàn máy móc thiết bị | những nội dung cần lưu ý
Trên đây là những nội dung về an toàn điện và các biện pháp đảm bảo an toàn điện. Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn dịch vụ kiểm định thiết bị điện vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Vinacontrol qua số hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ.