Giỏ hàng

An toàn lao động trong xây dựng là gì? Các biện pháp đảm bảo an toàn

Nội dung bài viết

    An toàn lao động là một yếu tố quan trọng trong mọi ngành nghề, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Việc đảm bảo an toàn lao động không chỉ bảo vệ sự sống và sức khỏe của các công nhân, mà còn giúp tăng cường hiệu suất làm việc và chất lượng dự án xây dựng. Bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giới thiệu về khái niệm và quan trọng của an toàn lao động trong xây dựng, các tiêu chuẩn an toàn lao động áp dụng, và các biện pháp an toàn cần được thực hiện trên công trường xây dựng.

     

    1. Thế nào là an toàn lao động trong xây dựng

    An toàn lao động trong xây dựng đề cập đến việc áp dụng các quy định và biện pháp nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe của công nhân trong quá trình xây dựng các công trình. Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân.

     

    Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là nêu rõ: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”

    an-toan-lao-dong-trong-xay-dung

    Trong công trường xây dựng, việc đảm bảo an toàn lao động là rất quan trọng

    ✍ Xem thêm: An toàn lao động là gì? 10 lưu ý quan trọng cần biết

    2. Căn cứ pháp lý quy định an toàn lao động trong xây dựng

    Hiện nay, các quy định về an toàn khi xây dựng công trình như: Các công tác an toàn trong xây dựng, hệ thống quản lý an toàn xây dựng, quản lý an toàn công trường trong thi công xây dựng công trình, hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát… đã được quy định chi tiết tác tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các quy phạm về an toàn lao động tại:

    • Luật Xây dựng 50/2014/QH13
    • Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
    • Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

    Các quy định được hướng dẫn, tổ chức tập huấn, dạy học an toàn lao động nhằm xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong xây dựng. Do đó, thực tế bên cạnh hình ảnh an toàn trong xây dựng vẫn tồn tại rất nhiều hình ảnh mất an toàn.

    can-cu-phap-ly-quy-dinh-an-toan-lao-dong-trong-xay-dung

    Quản lý công trình xây dựng cần tuân thủ nghiêm túc các quy định trong đảm bảo an toàn lao động

    ✍ Xem thêm: An toàn hóa chất là gì? Xử lý tình huống tai nạn hóa chất

    3. Các biện pháp an toàn lao động trong xây dựng

    Công trường xây dựng là một môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, như rơi từ trên cao, va chạm với các vật liệu nặng, nguy cơ điện giật, ô nhiễm môi trường, và các rủi ro khác. Để đảm bảo an toàn lao động, các biện pháp sau đây cần được thực hiện:

    • Đào tạo và huấn luyện: Các công nhân phải được đào tạo về quy tắc an toàn và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân. Đào tạo này bao gồm việc nhận biết và phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn, kỹ năng làm việc an toàn và quy trình khẩn cấp.

    • Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân: Thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, giày bảo hộ, áo bảo hộ và găng tay cần được trang bị đầy đủ cho các công nhân. Việc sử dụng đúng và bảo trì các thiết bị này là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ thương tích.

    • Kiểm tra an toàn: Các công trường xây dựng cần được kiểm tra định kỳ bởi các chuyên gia an toàn lao động để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Điều này bao gồm kiểm tra về cơ sở vật chất, quy trình làm việc, và việc sử dụng thiết bị bảo hộ.

    • Quản lý nguy cơ: Nguy cơ trên công trường xây dựng cần được xác định và quản lý một cách chặt chẽ. Điều này đòi hỏi việc thực hiện đánh giá nguy cơ, lập kế hoạch an toàn, xây dựng hàng rào bảo vệ, và sử dụng biển báo cảnh báo để cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm.

    • Phân công và giám sát công việc: Các công việc trên công trường xây dựng cần được phân công một cách rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng công nhân. Cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình an toàn và tuân thủ các quy định.

    • Quản lý vật liệu và công cụ: Quản lý chặt chẽ vật liệu và công cụ sẽ giúp tránh việc sử dụng các vật liệu kém chất lượng hoặc thiết bị không an toàn. Các vật liệu phải được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn để tránh nguy cơ tai nạn và ô nhiễm môi trường.

    • Quản lý an toàn điện: Công trường xây dựng thường có sử dụng nhiều thiết bị điện. Việc đảm bảo an toàn điện bao gồm kiểm tra định kỳ và bảo trì các hệ thống điện, đảm bảo việc sử dụng các thiết bị điện an toàn và tuân thủ các quy định về cách xử lý và kết nối điện.

    • Tạo môi trường làm việc an toàn: Cần tạo ra một môi trường làm việc an toàn bằng cách đảm bảo sự sạch sẽ, cung cấp thông tin cần thiết về an toàn, và khuyến khích việc báo cáo các rủi ro và tai nạn lao động. Ngoài ra, cần có quy định về việc cấm hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện và rượu trên công trường.

    bien-phap-dam-bao-an-toan-lao-dong-trong-xay-dung

    Biện pháp an toàn lao động trong xây dựng

    ✍ Xem thêm: An toàn điện là gì? Các quy tắc quan trọng đảm bảo an toàn điện

    ✍ Xem thêm: An toàn máy móc thiết bị | những nội dung cần lưu ý

    ✍ Xem thêm: An toàn cháy nổ | Những điểm cần lưu ý

    4. Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

    Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động theo Điều  9 Thông tư 04/2017/TT-BXD bao gồm:

    a) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;

    b) Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;

    c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

    d) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

    đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

    e) Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;

    g) Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

     

    Trên đây là những thông tin cần biết về an toàn lao động trong xây dựng, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ Đào tạo an toàn lao động xin vui lòng liện hệ theo hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083