Top 10 kỹ năng cần có trong công việc và cách rèn luyện
Nội dung bài viết
Trên quá trình thành công trong sự nghiệp, việc sở hữu và thành thạo nhiều loại kỹ năng làm việc là rất quan trọng vì chúng quyết định rất nhiều đến thành công của bạn. Do đó trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn tìm hiểu đâu là 10 kỹ năng cần có trong công việc và cách để rèn luyện những kỹ năng này nhằm giúp bạn có thể thành công trong mọi ví trí công việc mà bản thân hướng tới.
Bài viết này được tổng hợp từ Báo cáo tương lai của việc làm 2023 (Future of Jobs Report 2023) của World Economic Forum
I. Top 10 kỹ năng cần có trong công việc
Dưới đây là top 10 kỹ năng quan trọng trong công việc mà một nhân viên cần có theo Báo cáo tương lai của việc làm 2023 của World Economic Forum.
- Kỹ năng tư duy phân tích (Analytical thinking)
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking)
- Kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt và nhanh nhẹn (Resilience, flexibility and agility)
- Khả năng tự tạo động lực và nhận thức về bản thân (Motivation and self-awareness)
- Khả năng tò mò và học tập suốt đời (Curiosity and lifelong learning)
- Khả năng cập nhật kiến thức công nghệ (Technological literacy)
- Độ tin cậy và sự chỉnh chu (Dependability and attention to detail)
- Kỹ năng Kiểm soát chất lượng công việc (Quality control)
- Khả năng đồng cảm và lắng nghe tích cực (Empathy and active listening)
- Kỹ năng lãnh đạo và gây ảnh hưởng xã hội (Leadership and social influence)
Bảng báo cáo về những việc làm cốt lõi của WEF
✍ Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Danh sách 13 kỹ năng mềm cần phải có
II. Tìm hiểu về các kỹ năng cần có trong công việc và cách rèn luyện hiệu quả
Dưới đây là định nghĩa và cách rèn luyện 5 kỹ năng làm việc được đánh giá là cốt lõi và quan trọng nhất trong bảng xếp hạng trên.
1. Kỹ năng tư duy phân tích
Theo báo cáo Future of Jobs Report 2023:
Kỹ năng tư duy phân tích (Analytical thinking) được 68% công ty tham gia khảo sát coi là kỹ năng quan trọng nhất so với các kỹ năng còn lại. Chiếm tỷ trọng 9,1% trong 26 kỹ năng được khảo sát.
a. Kỹ năng tư duy phân tích là gì?
Kỹ năng tư duy phân tích (Analytical thinking) là khả năng phân tích một vấn đề hoặc tình huống một cách cụ thể và logic. Kỹ năng này bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin, xác định các yếu tố quan trọng và tìm ra mối quan hệ giữa chúng để đưa ra những kết luận hoặc giải pháp hợp lý.
b. Cách rèn luyện tư duy phân tích
Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tham gia các hoạt động sau:
- Giải các bài toán phức khó;
- Tham gia vào các dự án nghiên cứu, hoặc cuộc thi nghiên cứu khoa học;
- Tìm hiểu về các phương pháp phân tích và đọc các tài liệu liên quan đến lĩnh vực quan tâm;
- Chơi các bộ môn chiến thuật, tư duy như cờ vua, cờ tướng;
- Tham gia các cuộc thi phân tích dữ liệu trên các trang web như: kaggle.com.
Kỹ năng tuy duy phân tích
2. Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking) được đánh giá quan trọng thứ hai bởi các công ty được khảo sát, chiếm tỷ trọng 6,8% trong báo cáo Future of Jobs Report 2023.
a. Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?
Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng tư duy và tạo ra những ý tưởng mới và các giải pháp đột phá cho vấn đề cụ thể nào đó. Đây là quá trình khám phá ra các giải pháp sáng tạo và đưa ra các ý tưởng độc đáo, có khả năng thay đổi và cải tiến hiện tại.
b. Cách rèn luyện tư duy sáng tạo
Để rèn luyện tư duy sáng tạo bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo và theo dõi tin tức;
- Thay đổi nhiều góc nhìn khác nhau khi quan sát một sự vật, sự việc;
- Xây dựng môi trường sáng tạo thông qua việc làm quen với những người có cùng mối quan tâm;
- Luyện tập kỹ năng này thường xuyên thông qua hoạt động như viết, thiết kế, vẽ,...
- Lắng nghe và quan sát sự vật, sự việc xung quanh.
Kỹ năng tư duy sáng tạo
3. Kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt, nhanh nhẹn
Kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt, nhanh nhẹn (Resilience, flexibility and agility) là bộ kỹ năng mà công ty đánh giá quan trọng cao thứ ba. Điều này được giải thích do tác động của đại dịch Covid-19 đến cách thứ làm việc của người lao động khi chuyển từ làm việc tại công ty sang làm việc trực tuyến tại nhà.
a. Bộ kỹ năng này là gì?
Tự hồi phục (Resilience): là khả năng của một cá nhân có thể chống chịu và phục hồi sau khi gặp phải khó khăn, thách thức hoặc sự thay đổi.
Linh hoạt (Flexibility): là khả năng thích nghi và thay đổi trong môi trường khác nhau. Đó là khả năng điều chỉnh, thay đổi kế hoạch và phản ứng linh hoạt để đáp ứng với những yêu cầu mới hay tình huống phát sinh bất ngờ.
Nhanh nhẹn (Agility): là khả năng thích ứng và đáp ứng nhanh chóng trong một môi trường thay đổi nhanh. Người linh hoạt có khả năng nhận biết và đáp ứng kịp thời với các cơ hội và thách thức mới, vượt qua những rào cản và đạt được hiệu quả cao trong môi trường khó khăn.
b. Cách rèn luyện kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt, nhanh nhẹn
Bạn có thể áp dựng những cách sau để rèn luyện bộ kỹ năng này:
- Không ngừng học hỏi, cập nhật những kiến thức mới;
- Nhìn mọi khó khăn theo một góc nhìn tích cực hơn, coi đó là cơ hội để phát triển bản thân;
- Tìm cách thực hiện công việc theo nhiều cách khác nhau và đa dạng hóa phương pháp làm việc;
- Xây dựng mối quan hệ với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình đang làm việc, tìm kiếm những lời khuyên từ họ;
- Đặt mục tiêu và theo dõi kết quả của bản than để đánh giá sự tiến bộ;
- Luôn lắng nghe các ý kiến phản hồi xung quanh và rút kinh nghiệm từ những sai lầm.
Kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt, nhanh nhẹn
4. Khả năng tự tạo động lực và nhận thức về bản thân
a. Bộ kỹ năng này là gì?
Khả năng tự tạo động lực (Motivation) và tự nhận thức (Self-awareness) là hai khía cạnh quan trọng trong việc phát triển bản thân và đạt được thành công.
Khả năng tự tạo động lực: là khả năng tự động thúc đẩy bản thân để đạt được mục tiêu và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này bao gồm việc tìm kiếm và duy trì động lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng động lực giúp bạn có khả năng quyết tâm, kiên nhẫn và chịu khó để vượt qua khó khăn, tạo động lực bên trong để đạt được thành công.
Tự nhận thức: là khả năng nhận biết và hiểu rõ về bản thân, bao gồm ý thức về suy nghĩ, cảm xúc, giá trị, mục tiêu và hành vi của mình. Bằng cách tăng cường tự nhận thức, bạn có thể nhìn nhận mình một cách khách quan, nhận biết được mạnh yếu của bản thân, hiểu rõ giới hạn và khả năng của mình để điều chỉnh bản thân để phát triển và đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.
b. Cách để rèn luyện bộ bỹ năng này
Dưới đây là danh sách những việc bạn có thể làm để rèn luyện khả năng tự tạo động lực và nhận thức về bản thân:
- Đầu tiên hãy luôn đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường và đi kèm với thời gian hoàn thành nó;
- Luôn tự đặt câu hỏi cho bản thân nhằm hiểu rõ về suy nghĩ, giá trị, cảm xúc và mục tiêu của mình;
- Tạo thói quen viết nhật ký hằng ngày hoặc xây dựng kế hoạch phát triển bản thân;
- Sử dụng những kỹ thuật phân tích như SWOT để tự phân tích bản thân.
Khả năng tự tạo động lực và nhận thức về bản thân
✍ Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì
5. Tính hiếu kỳ và học tập suốt đời
a. Bộ kỹ năng này là gì?
Tính hiếu kỳ và học tập suốt đời là hai khả năng được các công ty đánh giá rất cao và chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi đến thành công trong sự nghiệp.
Tính hiếu kỳ: là khả năng tò mò, muốn khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Tính hiếu kỳ khuyến khích bạn khám phá, mở rộng kiến thức và tạo ra những ý tưởng mới.
Học tập suốt đời: là quá trình không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng trong suốt cuộc sống. Nó bao gồm việc liên tục học hỏi, phát triển và mở rộng khả năng bản thân. Học tập suốt đời giúp bạn cập nhật thông tin, tiếp cận những xu hướng mới, phát triển kỹ năng mềm, và tạo ra cơ hội thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
b. Cách rèn luyện bộ kỹ năng này
Sau đây là danh sách các phương pháp giúp bạn có thể duy trì tính hiếu kỳ và học tập suốt đời của bản thân mình:
- Luôn đặt câu hỏi cho các vấn đề, sự vật và sự việc;
- Xác định mục tiêu học tập và xây dựng kế hoạch học tập của bản thân;
- Tham gia các group học tập trên các trang mạng xã hội, diễn đàn;
- Cố gắng áp dụng những kiến thức bản thân học được vào thực tế;
- Xây dựng thói quen học tập bằng cách tạo một lịch trình và cố gắng thực hiện một cách đều đặn.
Tính hiếu kỳ và học tập suốt đời
III. Toàn văn Báo cáo tương lai việc làm 2023
Trên đây là Top 10 kỹ năng làm việc cốt lõi theo báo cáo của World Economic Forum và hướng dẫn rèn luyện 5 kỹ năng làm việc quan trọng nhất. Việc rèn luyện nhiều kỹ năng đòi hỏi thời gian và sự kiện trì. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng với mục tiêu cụ thể. Mong rằng qua bài viết trên, Viện đào tạo Vinacontrol đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn.