Kiểm định máy đo điện tim | Quy trình thực hiện từ A-Z
Nội dung bài viết
Kiểm định máy đo điện tim hay phương tiện đo điện tim là hoạt động bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn tìm hiểu tại sao cần phải thực hiện hoạt động này và quy trình của nó như thế nào.
1. Kiểm định máy đo điện tim
Điện tâm đồ viết tắt là ECG, là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.
Kiểm định phương tiện đo điện tim là hoạt động bắt buộc theo Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, quy trình kiểm định thực hiện theo ĐLVN 43:2017, văn bản này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa các loại phương tiện đo điện tim một kênh và nhiều kênh có phạm vi tần số từ 0,05 Hz đến 200 Hz với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %, điện áp từ 0,1 mV đến 9 mV với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %.
Kiểm định máy đo điện tim là hoạt động bắt bắt buộc
✍ Xem thêm: [TỔNG HỢP] Danh mục thiết bị y tế phải được kiểm định an toàn
2. Điều kiện kiểm định và chuẩn bị kiểm định máy đo điện tim
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: (23 ± 5) oC;
- Áp suất khí quyển: (100 ± 4) kPa;
- Độ ẩm tương đối của không khí: (50 ¸ 80) % RH (không có sự ngưng tụ hơi nước);
- Điện áp nguồn điện: (220 ± 4,4) V;
- Tần số nguồn điện: (50 ± 0,5) Hz.
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây: Phương tiện đo điện tim phải được lắp đặt theo yêu cầu của nhà sản xuất, bật nguồn cho máy chạy ít nhất 15 phút trước khi tiến hành kiểm định.
Có 5 điều kiện cần lưu ý trước khi kiểm định máy đo điện tim
✍ Xem thêm: Quy trình thực hiện hiệu chuẩn tủ BOD như thế nào? Tư vấn quy trình chi tiết
3. Quy trình kiểm định máy đo điện tim
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật;
- Không có hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
- Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định lần trước;
- Phải có mã hoá màu cáp dẫn đến bệnh nhân, việc mã hoá này phải phù hợp với các yêu cầu.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Tiến hành thao tác máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh các nút tốc độ ghi, độ nhạy và quan sát chỉ thị. Máy phải làm việc ổn định, chỉ thị phải rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra sai số tương đối đo điện áp
- Kiểm tra sai số đặt độ nhạy tương đối
- Kiểm tra sai số tương đối đo khoảng thời gian
- Kiểm tra sai số tương đối của tốc độ ghi
- Kiểm tra độ trễ ghi
- Kiểm tra sai số tương đối của bộ tín hiệu chuẩn 1 mV
- Kiểm tra độ ghi quá mức
- Kiểm tra hằng số thời gian
- Kiểm tra trở kháng vào
- Kiểm tra sai số điện áp ghi do cách đấu điện cực
- Kiểm tra hệ số nén tín hiệu đồng pha
- Kiểm tra độ rộng đường nền.
- Kiểm tra độ trôi của đường nền
- Kiểm tra độ ồn trong
- Kiểm tra hệ số xuyên âm giữa các kênh
- Kiểm tra dòng điện qua bệnh nhân
Bước 4: Xử lý kết quả
Phương tiện đo điện tim sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...) theo quy định, cụ thể như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ máy.
- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt máy.
- Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo điện tim: 24 tháng.
Kiểm định máy đo điện tim là hoạt động bắt buộc
✍ Xem thêm: Kiểm định dao mổ điện | 4 thông tin quan trọng cần lưu ý
Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định máy đo điện tim và quy trình thực hiện. Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu tư vấn về dịch vụ kiểm định máy đo điện tim vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ .