Giỏ hàng

Kiểm định máy đo điện não | Quy trình thực hiện như thế nào?

Nội dung bài viết

    Phương tiện đo điện não là thiết bị thuộc nhóm 2 bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bệnh viện, phòng khám (gọi chung là cơ sở y tế) là nơi sử dụng rất nhiều máy móc, thiết bị và phương tiện đo trong đó có phương tiện đo điện não. Theo quy định hiện hành, phương tiện đo điện não phải kiểm định ban đầu và định kỳ hàng năm, tần suất là 1 lần/năm. Trong bài viết này, hãy cùng Viện đào tạo Vinacontrol tìm hiểu về hoạt động này.

     

    1. Tổng quan hoạt động kiểm định máy đo điện não

    Đo điện não đồ là một bài kiểm tra được sử dụng để phát hiện các bất thường liên quan đến hoạt động điện đồ của não. Phương pháp này theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não. Sử dụng đĩa nhỏ bằng kim loại với dây mỏng (điện cực) đặt trên da đầu bệnh nhân, sau đó gửi tín hiệu đến một máy tính để ghi lại kết quả. Hoạt động điện bình thường trong não có thể được nhận biết qua mô hình. Thông qua kiểm tra điện não đồ, các bác sĩ có thể tìm kiếm các biểu hiện bất thường dẫn đến tình trạng co giật và các vấn đề khác liên quan đến não bộ.   

    Phương tiện đo điện não là phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định nằm trong danh mục Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, văn bản này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa các loại phương tiện đo điện não dùng trong chẩn đoán y học có phạm vi tần số từ 0,05 Hz đến 200 Hz với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %, điện áp từ 0,1 µV đến 2,4 mV với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %.

    Kiem-dinh-may-do-dien-nao

    Kiểm định máy đo điện não là hoạt động bắt buộc theo quy định

    ✍  Xem thêm: Kiểm định máy đo điện tim | Quy trình thực hiện như thế nào

    2. Điều kiện kiểm định máy đo điện não

    Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    • Nhiệt độ môi trường xung quanh: (23 ± 5) oC;
    • Áp suất khí quyển: (100 ± 4) kPa;
    • Độ ẩm tương đối của không khí: (50 ¸ 80) % RH (không có sự ngưng tụ hơi nước);
    • Điện áp nguồn điện: (220 ± 4,4) V;
    • Tần số nguồn điện: (50 ± 0,5) Hz.

    dieu-kien-kiem-dinh-may-do-dien-nao

    5 điều kiện kiểm định máy đo điện não

    ✍  Xem thêm: [TỔNG HỢP] Danh mục thiết bị y tế phải được kiểm định an toàn

    3. Các bước tiến hành kiểm định phương tiện đo điện não

    ► Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

    Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

    • Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật;
    • Không có hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
    • Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định lần trước;

    ► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

    Kiểm tra biểu hiện và sự thay đổi hình dạng của các tín hiệu ghi được, áp lực bút ghi, không những việc cung cấp mực mà còn cả việc điều chỉnh hệ thống làm nóng đối với các bút nhiệt, sự chạy của băng ghi ở các tốc độ khác nhau và các biểu hiện của tín hiệu hiệu chuẩn và điều chỉnh độ nhạy (nấc bậc, sự trơn).

    ► Bước 3: Kiểm tra đo lường

    • Kiểm tra sai số tương đối đo điện áp
    • Kiểm tra sai số tương đối đặt độ nhạy
    • Kiểm tra sai số tương đối về khoảng thời gian
    • Kiểm tra sai số tương đối của tốc độ ghi
    • Kiểm tra độ trễ ghi
    • Kiểm tra sai số tương đối của bộ tạo tín hiệu chuẩn và bộ ghi thời gian
    • Kiểm tra độ ghi quá mức
    • Kiểm tra hằng số thời gian
    • Kiểm tra đường đặc trưng tần số - biên độ
    • Kiểm tra trở kháng vào
    • Kiểm tra hệ số nén tín hiệu đồng pha
    • Kiểm tra độ rộng của đường nền
    • Kiểm tra độ trôi của đường nền
    • Kiểm tra độ ồn trong
    • Kiểm tra hệ số xuyên âm giữa các kênh
    • Kiểm tra sai số tương đối của trở kháng giữa các điện cực
    • Kiểm tra dòng điện qua bệnh nhân

    ► Bước 4: Xử lý kết quả

     Phương tiện đo điện não sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...) theo quy định, cụ thể như sau:

    • Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
    • Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ máy.
    • Dán tem kiểm định tại vị trí mặt máy.

    Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo điện não: 12 tháng.

    quy-trinh-kiem-dinh-may-do-dien-nao

    Có 4 bước trong quy trình kiểm định phương tiện đo điện não

    ✍  Xem thêm: Kiểm định dao mổ điện | 4 thông tin quan trọng cần lưu ý

    4. Tổ chức kiểm định máy đo điện não tại Việt Nam 

    Viện đào tạo Vinacontrol được Nhà nước cấp phép kiểm định, hiệu chuẩn máy, thiết bị và phương tiện đo trong đó có kiểm định huyết áp kế. Chúng tôi hiện đã và đang là đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn quốc trong các công tác về kiểm định hiệu chuẩn máy móc trang thiết bị y tế.

    • Hệ thống chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi nơi mọi lúc;
    • Đầy đủ các trang thiết bị và phòng thử nghiệm đạt chuẩn trên toàn quốc;.
    • Thời gian cấp chứng nhận cực ngắn chỉ từ 10 ngày, trao tận tay đơn vị tổ chức;
    • Hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần.

    Vinacontrol đã thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh lớn trên toàn quốc như Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa Thái Thụy, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP Y tế Children Care, Tổng Công ty Y Dược Việt Nam,.… Với phương châm "Sứ mệnh mang đến thành công", chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến và hoàn thiện dịch vụ của mình để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

    Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định máy đo điện nào. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn thêm thông tin về hoạt động này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin để được liên hệ sớm nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083