Kiểm định an toàn hệ thống điện | 4 điểm cần phải lưu ý
Nội dung bài viết
Ngày nay, hệ thống điện đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh của chúng ta. Từ việc chiếu sáng cho ngôi nhà, vận hành máy móc trong các nhà máy, đến việc cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử, hệ thống điện đã trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu.
"Kiểm định an toàn hệ thống điện" không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động và tài sản, mà còn giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất hoạt động. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn hiểu tại sao cần thực hiện hoạt động này và các thời điểm quan trọng cần kiểm định hệ thống điện.
1. Tại sao cần kiểm định an toàn hệ thống điện?
Ngày nay, hầu hết những máy móc kĩ thuật sử dụng trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất đều sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha. Với số lượng thiết bị cũng như khả năng tiêu thu điện năng lớn thì các vấn đề liên quan đến an toàn hệ thống điện càng cần được quan tâm hơn. Trong thời gian qua, đã ghi nhận nhiều vụ hỏa hoạn do cháy, chập hệ thống điện gây không ít thiệt hại đến người và của. Do đó, việc thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điện một cách định kỳ ra rất quan trọng.
Kiểm định hệ thống điện cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho con người và tài sản
✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
2. Hệ thống điện bao gồm những loại gì?
Dưới đây là các loại thệ thống điện:
- Hệ thống điện lực;
- Hệ thống máy phát, nguồn sự phòng có các máy là máy phát điện, hệ thống bơm dầu,...
- Hệ thống điện chiếu sáng;
- Hệ thống thu lôi, thoát sét, tiếp đất;
- Hệ thống đèn báo;
- Hệ thống điện mặt trời.
3. Các bước kiểm định hệ thống điện
Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 có quy định rõ nội dung kiểm định gồm:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Đo điện trở cách điện;
- Đo điện trở của các cuộn dây;
- Kiểm tra độ bền của điện môi;
- Đo điện trở tiếp xúc;
- Đo dòng điện rò;
- Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
- Đối với các thiết bị ở Mục I bảng trên thì ngoài các nội dung kiểm định từ 1 đến 8 phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.
9 bước trong kiểm định an toàn hệ thống điện
✍ Xem thêm: Kiểm định tời điện nâng hàng | Quy trình thực hiện như thế nào?
4. Thời điểm nào cần kiểm định an toàn hệ thống điện
Kiểm định lần đầu:
- Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Kiểm định định kỳ:
- Đối với hệ thống điện thì tuy vào từng nhóm thiết bị điện mà thời gian kiểm định định kì là khác nhau quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT nhưng có thể hiểu ngắn gọn như sau :
- Các thiết bị phải kiểm định định kì 12 tháng/ lần đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I bảng trên Các thiết bị phải kiểm định định kì 36 tháng/ lần đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III thuộc bảng trên
Kiểm định bất thường:
- Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Có 3 thời điểm cần lưu ý thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điện
✍ Xem thêm: 7 nội dung quan trọng cần biết về kiểm định chất lượng sản phẩm
Trên đây là toàn bộ nội dung kiểm định an toàn hệ thông điện. Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin về hoạt động này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ liên hệ với quý vị trong thời gian sớm nhất.