Kiểm định tủ điện và thiết bị đóng cắt | Uy tín - Giá rẻ
Nội dung bài viết
Trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các, tủ điện là một bộ phận không thể thiếu. Nếu bộ bận này xảy ra cháy, chập sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy, kiểm định tủ điện và thiết bị đóng cắt là hoạt động được nhà Nước yêu cầu phải thực hiện trước khi đưa thiết bị này vào sử dụng. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp quý đơn vị hiểu rõ hơn về hoạt động này để từ đó thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật. Nhằm vừa đảm bảo an toàn lao động cũng như tiết kiệm chi phí từ việc giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
1. Kiểm định tủ điện và thiết bị đóng cắt
Trong các công trình lớn như các nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp thì tủ điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tùy từng khu vực và nhiệm vụ mà tủ điện nhà xưởng có thể phân thành 2 loại chính:
- Tủ điện điều khiển: Tủ được sử dụng để điều khiển hoạt động của các động cơ làm việc độc lập và làm việc theo quy trình công nghệ, tủ có thể vận hành bằng tay hoặc tự động. Lắp đặt tại máy sản xuất trong nhà máy công nghiệp;
- Tủ điện phân phối: Tủ điện phân phối tổng sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là yếu tố quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện phân phối được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp….
Việc kiểm định tủ điện, thiết bị đóng cắt là hoạt động bắt buộc theo Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục.
Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT, tủ điện và thiết bị đóng cắt cần phải thực hiện kiểm định an toàn
✍ Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
2. Quy trình kiểm định
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch, tài liệu có liên quan đến thiết bị:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Đo điện trở cách điện;
- Đo điện trở của các cuộn dây;
- Kiểm tra độ bền của điện môi;
- Đo điện trở tiếp xúc;
- Đo dòng điện rò;
- Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
3. Quy trình kiểm tra tủ điện
Kiểm tra tủ điện được thực hiện theo các trình tự dưới đây:
a. Kiểm tra cấu trúc tủ
- Cấp độ bảo vệ: Cấp độ bảo vệ theo đúng bản vẽ gia công tủ
- Màu sơn và độ dày: Tủ điện được sơn với màu sắc và độ dày phù hợp
- Kích thước vỏ tủ/: Kích thước đúng theo bản vẽ gia công tủ
- Cấu trúc cơ khí: Cấu trúc tủ chắc chắn, không được rung lắc.
- Bề mặt sơn: Bề mặt sơn không có vết trầy xước
- Kiểm tra thanh cái đồng: Thanh cái đồng được gia công đúng theo bản vẽ.
- Bảng tên tủ (Name plate): Tất cả các phần tử lắp trong tủ phải được lắp bảng tên cố định và đọc dễ dàng. Bảng tên tủ điện đặt ở vị trí cố định trên bề mặt sạch sẽ.
- Lắp đặt tổng thể: Khi tủ được lắp ráp hoàn chỉnh Tất cả các cửa tủ phải được đóng mở dễ dàng. Các chi tiết như bản lề, chốt khóa chắc chắn.
b. Kiểm tra đấu nối
- Đánh dấu đầu dây: Dây điện phải được bảo vệ tránh góc cạnh sắc nhọn. Tất cả các đầu cosse phải gắn chụp bảo vệ tại đầu điểm cuối. Tất cả các dây điều khiển phải được đánh dấu
- Điểm đấu nối: Các điểm nối phải được thiết kế chắc chắn
- Kiểm tra thông mạch: Tất cả các điểm đấu nối theo đúng bản vẽ gia công tủ
c. Kiểm tra điện trở cách điện
- Do điện trở cách điện đạt yêu cầu 0,5MΩ/0,5kV lần 1 L-N,L-PE,N-PE)
- Do điện trở cách điện đạt yêu cầu 0,5MΩ/0,5kV lần 2 (L-N,L-PE,N-PE)
d. Kiểm tra chức năng của tủ
- Kiểm tra danh mục vật tư: Danh mục vật tư phải theo đúng yêu cầu đơn hàng
- Kiểm tra đầu ra: Đóng cắt các MCCB, MCB nhánh và đo thông mạch, đo điện áp đầu ra
- Kiểm tra chức năng mạch điều khiển (nếu có): Đóng cắt các Contactor, Relay, Timer….
Hai nhân viên thực hiện kiểm tra an toàn tủ điện
✍ Xem thêm: Kiểm định an toàn hệ thống điện | 4 điểm cần phải lưu ý
4. Xử lý kết quả kiểm định
Nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu còn một số vấn đề chưa đạt thì kiến nghị cơ sở khắc phục và sẽ kiểm tra lại sau khi hoàn tất việc sửa chữa.
5. Chu kỳ trong quy trình kiểm định tủ điện
- Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa thiết bị, dụng cụ vào sử dụng;
- Kiểm định định kỳ: Kiểm định trong quá trình sử dụng và sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Thời hạn kiểm định tối đa là 3 năm;
- Kiểm định bất thường: Kiểm định theo yêu cầu của đơn vị sử dụng thiết bị, khi thiết bị gặp sự cố và đã khắc phục xong hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ nội dung về kiểm định tủ điện và thiết bị đóng cắt, quý tổ chức cần lưu ý thực hiện theo quy định của Nhà nước. Nếu quý tổ chức cần hỗ trợ thêm thông tin về hoạt động này vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Vinacontrol qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ.