Giỏ hàng

Tổ chức ISO | International Organization for Standardization

Nội dung bài viết

    Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế độc lập, phi chính phủ bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn tại các quốc gia. ISO đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới qua đó thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu. Dưới đây là 5 thông tin liên quan đến tổ chức này mà Quý khách hàng cần nắm rõ.

     

    1. Lịch sử hình thành tổ chức ISO

    Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO được thành lập năm 1946 tại London và chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947 với tên gọi International Organization for Standardization hay ISO. Cái tên ISO được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “isos” có nghĩa là tương đương.

    Việt Nam mà đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đã tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Trong các nhiệm kỳ 1997-1998; 2001-2002 và 2004-2005 Việt Nam đã tham gia và được bầu vào Hội đồng ISO. Hiện tại, có khoảng 1.380 tiêu chuẩn ISO được chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

    Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

    Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 

    ✍ Xem thêm: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 9001| Khóa học mới nhất

    2. Phạm vi hoạt động của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

    Phạm vi hoạt động của ISO bao gồm tất cả các lĩnh vực trừ điện và điện tử (thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế - IEC). Tiêu chuẩn quốc tế ISO cung cấp các yêu cầu, quy định kỹ thuật hướng dẫn hoặc các đặc tính có thể được sử dụng một cách thích hợp để đảm bảo các nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích cũng như chất lượng, an toàn và hiệu quà, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Hệ thống tiêu chuẩn và các tài liệu của ISO bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp và chăm sóc sức khỏe cũng như các lĩnh vực có liên quan khác.

    Với lợi ích và tính hiệu quả khi áp dụng tiêu chuẩn ISO, hiện nay ISO ngày càng mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

    ISO đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới

    ISO đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới 

    3. Các sản phẩm dịch vụ đặc thù của ISO

    Sản phẩm chính của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế và các Báo cáo kỹ thuật, Chi tiết kỹ thuật, Chi tiết kỹ thuật công bố rộng rãi, Bản sửa lỗi kỹ thuật và Hướng dẫn sử dụng. Các tiêu chuẩn ISO là các số có định dạng trong đó chứa “ISO/IEC”  “số tiêu chuẩn”: “năm công bố”. Ví dụ: ISO 9001:2015

    Ngoài ta, ISO cũng tạo ra các báo cáo kỹ thuật với các tài liệu không thể hoặc không có khả năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn các tham chiếu, giái thích,… ISO cũng ấn hành các sửa lỗi kỹ thuật, các sửa lỗi này được ấn hành với khả năng là các tiêu chuẩn chịu ảnh hưởng sẽ được cập nhật hay được bỏ đi trong lần xem xét kế tiếp.

    Sản phẩm dịch vụ của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

    Sản phẩm dịch vụ của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 

    ✍ Xem thêm: Đào tạo ISO 22000, HACCP về An toàn thực phẩm | Chuyên Nghiệp

    4.  Thành viên và cơ cấu tổ chức ISO

    4.1 Thành viên của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

    • Thứ nhất, Thành viên đầy đủ: là thành viên có quyền bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia tại quốc gia mình. Thành viên đầy đủ ảnh hưởng đến chiến lược và việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật của ISO.
    • Thứ hai, Thành viên thông tấn: là thành viên tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO bằng cách tham dự các cuộc họp về chính sách và kỉ luật ISO với tư cách quan sát viên. Các thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia mình.
    • Thứ ba, Thành viên đăng ký có thể chấp nhận các thông tin cập nhật về các công việc của ISO nhưng không được tham gia vào các công việc này, không được bán hoặc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia tại quốc gia mình.

    4.2 Cơ cấu tổ chức của ISO

    • Đại hội đồng: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với tất cả các công việc của ISO. Đại hội đồng họp toàn thể mỗi năm một lần với sự tham gia của tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO để trao đổi, thảo luận và ra quyết định về các chính sách, chiến lược của ISO.
    • Hội đồng ISO: Là cơ quan điều hành cao nhất, nơi chủ trì xây dựng các dự thảo chính sách, chiến lược chính, chịu trách nhiệm về hầu hết các vấn đề quản lý. Hội đồng họp một năm hai lần, gồm 20 thành viên được Đại hội đồng ISO bầu ra và được thay đổi luân phiên để đảm bảo tính đại diện của các thành viên ISO. Cuộc họp hội đồng thường có sự tham gia của các thành viên Hội đồng, các cán bộ của ISO và trưởng Ban chính sách phát triển  (CASCO, COPOLCO, DEVCO).
    • Ban Quản lý kỹ thuật: Tổ chức và quản lý các hoạt động kỹ thuật. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm thành lập, giải tán và định hướng hoạt động cho các Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn và Ban Cố vấn Chiến lược.
    • Ban Thư ký trung tâm: Tổng thư ký điều hành.
    • Các ban Kỹ thuật/ Tiểu ban Kỹ thuật và các nhóm công tác trực thuộc (WGS) thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO.

    Thành viên của tổ chức ISO

    Thành viên của tổ chức ISO 

    ✍ Xem thêm: Khóa đào tạo nhận thức ISO 13485 | Quản lý thiết bị y tế

     5. Danh mục các tiêu chuẩn ISO

    Tính đến hết năm 2005, tổ chức ISO đã ban hành được 15.649 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn. Tổng số tiêu chuẩn ISO tính đến năm 2019 là 22586 trong 18 lĩnh vực Kỹ thuật.

    Danh sách một số tiêu chuẩn ISO được ứng dụng phổ biến như:

    • Bộ tiêu chuẩn ISO 9000(gồm ISO 9000, ISO 9001,ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất lượng.
    • Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.
    • Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002,ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
    • ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
    • ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
    • ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ô tô trên thế giới.
    • ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).

     

    Trên đây là những thông tin cơ bản về tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định và công nhận trong hoạt động tư vấn, đào tạo, đánh giá chứng nhận ISO tại Việt Nam. Mọi thông tin hay yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline1800.6083 miễn cước hoặc để lại thông tin liên lạc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083